Định loại một số mẫu Gynostemma Blume. ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học phân tử

  • Thân Thị Kiều My
  • Phạm Thanh Kỳ
  • Nghiêm Đức Trọng
  • Trần Thị Việt Thanh
  • Phan Kế Long

Tóm tắt

Chi Gynostemma Blume trên thế giới có khoảng 17 loài, trong đó ở Việt Nam hiện đã ghi nhận được 05 loài bao gồm G. burmanicum, G. compressum, G. laxum, G. longipesG. pentaphyllum và nhiều loài thuộc chi Gynostemma thường chứa các saponin có khả năng hạ đường huyết, hạ mỡ máu, kìm hãm tế bào ung thư, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên thành phần hóa học, tính chất dược liệu của từng loài lại khác nhau vì vậy việc định danh chính xác loài là việc làm hết sức cần thiết giúp định hướng phát triển nguồn dược liệu quý này.

            Ứng dụng sinh học phân tử trong phân loại và giám định dược liệu hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt đối với dược liệu không nguyên vẹn, không đầy đủ các bộ phận để phân loại bằng hình thái. Trên cơ sở phân tích 20.000 dữ liệu trình tự của 1.300 loài dược liệu, đã xác định vùng gen ITS, trnH-psbA, rbcL, matK, trnL-trnF và 5S rDNA được sử dụng rộng rãi trong phân loại dược liệu.

            Tại Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Bình từ năm 2015-2018, đã thu được một số mẫu Gynostemma spp. không có đầy đủ các bộ phận để phân loại về hình thái. Trong bài báo này kết hợp giữa mô tả hình thái và đặc điểm trình tự vùng gen ITS-rDNA để định loại các mẫu Gynostemma spp. nói trên.

            Nguyên liệu

            Bốn mẫu Gynostemma spp. được thu trong các chuyến thực địa tại Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Kạn và Ninh Bình (Ký hiệu lần lượt là G1, G2, G3 và G7).

            Phương pháp nghiên cứu

            Nghiên cứu hình thái và nghiên cứu sinh học phân tử

Kết quả

            Trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái và sinh học phân tử đã định loại các mẫu G1, G2 và G7 là loài Gynostemma guangxiense; mẫu G3 là thứ Gynostemma burmanicum var. molle. Vùng gen ITS-rDNA có khả năng phân loại các loài và thứ trong chi Gynostemma Blume. Kết quả nghiên cứu này ghi nhận loài G. guangxiense vốn xem là loài đặc hữu của Trung Quốc, có phân bố ở tỉnh Quảng Tây còn phân bố cả ở miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Hòa Bình và Ninh Bình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-06
Chuyên mục
BÀI BÁO