Nghiên cứu định lượng niken trong một số mẫu mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

  • Lê Thị Hường Hoa
  • Nguyễn Thị Kiều Trang
  • Nguyễn Tường Vy

Tóm tắt

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc sử dụng mỹ phẩm trong đời sống ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến. Mỹ phẩm dần trở thành mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu làm đẹp của người dân. Bên cạnh vấn đề về chất lượng thì vấn đề an toàn của mỹ phẩm cần phải được quan tâm và quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2001/TT-BYT ngày 25/01/2011 quy định về quản lý mỹ phẩm, đặc biệt là tính an toàn của mỹ phẩm. Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN đã quy định danh sách gần 1400 chất và nhóm chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm mà niken và các hợp chất của nó nằm trong danh mục này. Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về thực trạng mỹ phẩm bị nhiễm niken cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Niken là tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng da và viêm da tiếp xúc. Có khoảng 2 - 5 % nam giới dị ứng với niken và con số này ở nữ giới là 15 - 20 %. Tuy hoàn toàn bị EU và ASEAN cấm nhưng một số nghiên cứu của Mỹ, Canada và EU thường lấy giới hạn 5 ppm cho niken và khuyến cáo hàm lượng các kim loại nặng này trong mỹ phẩm không nên vượt quá nồng độ này. Để góp phần nâng cao năng lực kiểm nghiệm và đánh giá thực trạng mỹ phẩm nhiễm niken trên thị trường, đã nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng niken và áp dụng kiểm tra chất này trong một số mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

            Nguyên liệu

            - Dung dịch acid nitric 65 %  (HNO3 65 %).

- Dung dịch hydro peroxyd 30 %  (H2O2 30 %).

- Nước trao đổi ion (suất điện trở ≥ 18 MΩ.cm).

- Dung dịch chuẩn gốc Niken 1000 µg/ml.

            Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu: 20 sản phẩm mỹ phẩm thuộc 3 nhóm: Phấn, kem bôi da và son môi. Nơi mua mẫu: Chợ Đồng Xuân - Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xử lý mẫu

- Phương pháp định lượng

- Phương pháp xử lý số liệu

Kết luận

Đã xây dựng được quy trình định lượng niken bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử trên nền mỹ phẩm: son, phấn và kem bôi da. Các phương pháp đưa ra đều đạt yêu cầu của phương pháp phân tích vết các kim loại nặng với tỷ lệ thu hồi từ 94,9 % - 105,1 % và độ lệch chuẩn tương đối từ 5,6 % - 10,7 %, đáp ứng yêu cầu phân tích. Phương pháp có độ đặc hiệu và độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp (0,61 ng/ml), thích hợp áp dụng định lượng kim loại ở dạng vết trong mỹ phẩm.

Áp dụng quy trình đã xây dựng để định lượng 20 mẫu mỹ phẩm thu thập trên thị trường với kết quả 75 % các mẫu mỹ phẩm nghiên cứu có chứa niken với hàm lượng từ 1,01  ppm đến 9,61 ppm, 25 % các mẫu mỹ phẩm có hàm lượng niken vượt quá mức 5 ppm, là mức giới hạn có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Mặc dù thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 1 năm 2011 của Bộ Y tế Việt nam chưa đưa cụ thể niken vào danh mục các kim loại bị cấm và giới hạn sử dụng (mới chỉ có Hg, Pb, As) nhưng một số kim loại nặng và muối của nó đã được nêu trong phụ lục II danh mục các chất bị cấm của Hiệp định hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm. Qui trình định lượng niken đã xây dựng coi như một tài liệu kỹ thật cần thiết, kịp thời để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trong nước và hòa hợp với các nước trong khối ASEAN.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-28
Chuyên mục
BÀI BÁO