Nghiên cứu khả năng ức chế enzym anpha-glucosidase của cao chiết từ thân củ sâm cau đỏ (Dracaena angustifolia Roxb.)

  • Lê Xuân Tiến
  • Phan Võ Kim Đình
  • Nguyễn Văn Thanh
  • Nguyễn Thị Chi

Tóm tắt

Sâm cau đỏ, có tên khoa học là Dracaena angustifoliaRoxb., họ Phất dụ (Dracaenaceae), phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Bhutan, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Burma, Paua New Guinea, Philipines, Thái Lan, Việt Nam, Úc. Ở nước ta, sâm cau đỏ mọc hoang ở các vùng rừng núi từ Lào Cai đến Ninh Bình và các tỉnh miền Trung. Y học dân gian các nước đã dùng thân rễ sâm cau đỏ để trị khái huyết, thổ huyết, nục huyết, đại tiểu xuất huyết, hen suyễn, lỵ, bệnh về dạ dày, giải độc... Rễ củ sâm cau được thu hái tại Việt Nam chứa nhiều saponin có thể hạn chế sự tăng trưởng một số dòng tế bào ung thư. Ngoài ra, thân cây sâm cau đỏ chứa saponin steroid, có khả năng ức chế vi nấm Cryptococcus neoformans.

      Nghiên cứu này góp phần cung cấp thêm những thông tin về hoạt tính ức chế enzym anpha glucosidase và điều kiện chiết xuất các saponincủa loài cây này, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

            Nguyên liệu

            - Mẫu nghiên cứu là phần thân rễ sâm cau đỏ 3 - 4 năm được trồng tại tỉnh Hà Giang, thu hái vào tháng 3/2018.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chiết xuất

- Phương pháp định tính sơ bộ hoá thực vật

- Phương pháp xác định khả năng ức chế enzym anpha-glucosidase

- Phương pháp định lượng saponin

- Phương pháp khảo sát điều kiện chiết xuất

Kết luận

Những kết quả nghiên cứu cho thấy cao tối ưu được chiết từthân rễ sâm cau đỏ được thu hái tại Hà Giang có hàm lượng saponin cao (23,2 %) và có khả năng ức chế anpha-glucosidase (IC50 = 173,8 microgam/mL). Tuy nhiên, để ứng dụng thân rễ sâm cau đỏ làm dược liệu, cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng dược lý của cao chiết.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-30
Chuyên mục
BÀI BÁO