So sánh đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) và cây cỏ lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam.)

  • Lương Thị Giang
  • Lê Thị Hòa
  • Ngô Tú Anh
  • Nguyễn Hải Hà
  • Vương Thị Phương Dung
  • Hoàng Việt Dũng

Tóm tắt

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) (BHXTT) và cỏ lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam.) (CLR) là hai cây thuốc thường được thu hái và sử dụng lẫn lộn bởi chúng có nhiều đặc điểm thực vật rất giống nhau. Tuy nhiên, Dược điển Việt Nam V (DĐVN V) chỉ có chuyên luận về dược liệu BHXTT mà không có chuyên luận về dược liệu CLR nên việc xác định chính xác dược liệu để sử dụng trong sản xuất và chữa bệnh là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.

            Trên thế giới, đã có một vài nghiên cứu so sánh về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học giữa hai loài BHXTT và CLR. Tuy nhiên, ở trong nước, chưa tìm thấy tài liệu nào so sánh đồng thời hai loài này với nhau về hai nội dung trên mà mới chỉ có những nghiên cứu riêng lẻ về từng loài. Vì vậy, thực hiện nghiên cứu này nhằm góp phần giải quyết một số lý do nêu trên.

            Nguyên liệu

            4 mẫu BHXTT thu hái tại huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình, tại xã Phú Xuyên - TP. Hà Nội, tại huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương và tại Sapa - tỉnh Lào Cai vào thời điểm tháng 10 - 12/2018.

            4 mẫu CLR thu hái tại huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình, tại xã Phú Xuyên - TP. Hà Nội, tại quận Long Biên - TP. Hà Nội và tại quận Hà Đông - TP. Hà Nội vào thời điểm tháng 10/2018 đến 01/2019.

Phương pháp nghiên cứu

            - Đặc điểm thực vật

            + Phân tích hình thái

            + Phân tích đặc điểm vi phẫu

            + Phân tích đặc điểm bột

            - Thành phần hóa học

+ Định tính bằng phản ứng hóa học

+ Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

+ Định tính bằng sắc ký dấu vân tay HPLC

            Kết luận

            Về đặc điểm thực vật, có thể dựa vào một số đặc điểm để phân biệt hai loài BHXTT và CLR gồm: Hình dạng lá; số lượng hoa, độ dài cuống hoa, lớp lông đính với tràng phía trên nhị, hình dạng đầu nhụy; tiết diện thân, gai ở gân lá.

Về thành phần hóa học, chưa tìm thấy điểm khác nhau về thành phần hóa học giữa 2 loài nghiên cứu dựa trên định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng. Tuy vậy, bằng phương pháp sắc ký dấu vân tay HPLC, bước đầu xác định có thể dựa vào tỷ số giữa diện tích của píc 1 và diện tích của píc AO (píc 2) trên sắc ký đồ ở điều kiện sắc ký đã xây dựng để phân biệt hai loài BHXTT và CLR.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-30
Chuyên mục
BÀI BÁO