Tạp chí Dược học https://vjol.info.vn/index.php/tcdh <p><strong>&nbsp;Tạp chí của Bộ Y tế</strong></p> vi-VN Tạp chí Dược học 0866-7861 Tổng quan về phản ứng có hại trên da nghêm trọng do allopurinol và vai trò của xét nghiệm gen ở bệnh nhân có chỉ định allopurinol https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48713 <p>Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) là nguyên nhân của 3 – 6 % các trường hợp nhập viện, xảy ra ở 10 – 15 % các bệnh nhân nội trú, gây ra các tổn hại về sức khỏe, tăng chi phí điều trị. Trong số đó, các phản ứng thuốc có hại trên da nghiêm trọng (Severe Cutaneous Adverse Reactions - SCARs) là một loại phản ứng thuốc hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Các kiểu SCARs đáng chú ý nhất là hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), phản ứng thuốc với các biểu hiện toàn thân và tăng bạch cầu ái toan (DRESS) hay còn gọi là hội chứng quá mẫn do thuốc (DIHS). Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tử vong do các hội chứng này lần lượt có thể lên tới 10 %, 35 % và 20 %.</p> <p>Trong số các thuốc là thủ phạm nghiêm trọng gây SCAR, allopurinol, một thuốc kinh điển thường dùng trong các trường hợp tăng acid uric - là một trong những thuốc đứng đầu về nguy cơ gây SCAR. Một điều đáng chú ý là tỷ lệ bị SCAR do allopurinol ở những người gốc châu Á thuộc loại cao so với thế giới. Vì vậy, xác định được các yếu tố nguy cơ liên quan đến SCAR do allopurinol là rất cần thiết để có những giải pháp nhằm giảm thiểu những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Bài báo này tổng hợp các y văn nhằm:</p> <p>Phân tích các yếu tố nguy cơ gây SCAR khi sử dụng allopurinol.</p> <p>Phân tích vai trò của xét nghiệm gen trong việc giảm thiểu nguy cơ SCAR do allopurinol.</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Allopurinol là một trong những thuốc hàng đầu trong việc gây phản ứng có hại nghiêm trọng trên da (SCAR) với tỷ lệ tử vong cao và gây nhiều tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh. Trong nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới SCAR do allopurinol, sự xuất hiện của các alen đa hình gen HLA, đặc biệt là <em>HLA-B*5801</em> được coi là yếu tố quan trọng nhất. Việc xét nghiệm gen <em>HLA-B*5801</em> là 1 marker giúp dự đoán nguy cơ SCAR và do đó được dùng để cá thể hóa trong sử dụng allopurinol nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.</p> Phùng Thanh Hương Phạm Trần Thu Hà Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 3 6 Ảnh hưởng của glycyl funtumin lên mức độ phiên mã gen xiap trên dòng tế bào BT474 https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48714 <p>XIAP là một protein thuộc nhóm các protein ức chế và đóng vai trò quan trọng trong điều hòa sự chết theo chu trình của tế bào gọi là IAPs (Inhibitors of Apoptosis Proteins), được tìm thấy ở hầu hết các tế bào động vật có xương sống từ bậc thấp đến bậc cao. Cho đến nay, có 8 protein trong nhóm đã được xác định ở người bao gồm: NAIP (còn được gọi là BIRC-1), cIAP-1 (hay HIAP-2/MIHB/BIRC-2), cIAP-2 (hay HIAP-1/MIHC/BIRC-3), XIAP (hILP/MIHA/BIRC-4), survivin (TIAP/BIRC-5), Apollon (Bruce/BIRC-6), ML-IAP (KIAP/livin/BIRC-7) và ILP-2 (BIRC-8). Chúng có chức năng sinh lý điều chỉnh sự chết tế bào theo chu trình, đồng thời giữ vai trò quan trọng quyết định số phận của tế bào trong việc đáp ứng với các tín hiệu bất thường của gen. Do đó, nếu có rối loạn về mặt chức năng các protein này có thể dẫn tới sự hình thành và phát triển của khối u, phát sinh ung thư hoặc kháng thuốc. Protein XIAP gồm 497 acid amin, nằm trong tế bào chất được xem là protein có hoạt tính ức chế caspase mạnh nhất trong số các protein đã biết trong họ IAPs hiện nay. Cơ chế gây ức chế apoptosis của XIAP được cho là do XIAP có khả năng ức chế trực tiếp caspase-3,7,9; Trong đó, caspase 9 là caspase khơi mào, caspase 3,7 là các caspase phản ứng. Caspase có vai trò tối quan trọng đối với sự chết theo chu trình của tế bào. XIAP là chất ức chế quá trình apoptosis, được biểu hiện cao ở hầu hết các bệnh ung thư và sự có mặt của nó liên quan đến tình trạng kháng với hoá trị liệu, tăng tái phát khối u ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân. Một số loại ung thư đã được chứng minh có sự biểu hiện quá mức của XIAP như ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư gan, ung thư nguyên bào thần kinh đệm đa dạng “glioblastomas”,….</p> <p>Glycyl-funtumin đã được GS. Tôn Thất Tùng sử dụng trong điều trị bổ trợ ung thư gan tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 1973. Từ đó, các nghiên cứu về độc tính, tác dụng dược lý, cơ chế tác dụng cũng như các thử nghiệm theo dõi phản ứng bất lợi, hiệu quả điều trị trên bệnh nhân ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đường tiêu hóa đã và đang được triển khai.</p> <p>Năm 1981, nghiên cứu của Giesen và Nguyễn Đăng Tâm trên tế bào ung thư gan&nbsp; nuôi cấy trong môi trường có chứa glycyl-funtumin cho thấy: Ở nồng độ 6 μg/ml, sau 7 giờ số lượng tế bào bắt đầu giảm và toàn bộ tế bào ung thư gan chết hết sau 48 giờ.</p> <p>Trong các bài báo trước, chúng tôi đã nghiên cứu mức độ phiên mã gen survivin dưới ảnh hưởng của glycyl-funtumin trên 2 dòng tế bào ung thư vú BT474 và ung thư phổi A549. Kết quả cho thấy, mức độ phiên mã gen survivin bị ức chế bởi glycyl-funtumin 6 mg/mL trên cả hai dòng tế bào BT474 và A549.</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Để làm rõ hơn cơ chế tác dụng ức chế tế bào ung thư của glycyl-funtumin và mong muốn tìm hiểu thêm mối quan hệ của glycyl-funtumin với họ các IAP, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của glycyl-funtumin lên mức độ phiên mã gen XIAP trên dòng tế bào BT474”.</p> <h2><a name="_Toc343637395"></a>Đối tượng nghiên cứu</h2> <h3><a name="_Toc343637396"></a>Sinh phẩm: Dòng tế bào ung thư vú BT 474 do Phòng Công nghệ tế bào động vật Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam cung cấp.</h3> <h3><a name="_Toc343637397"></a><em>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </em>Hóa chất: Môi trường bổ sung đầy đủ: DMEM high glucose (Invitrogen) + 10 % FBS (Invitrogen) + 1 % P/S (Invitrogen) + 2 mM L-glutamin.</h3> <h2><a name="_Toc343637399"></a>Phương pháp nghiên cứu</h2> <p>&nbsp;Nguyên tắc: Sau khi nuôi cấy tế bào BT474 trong môi trường có mặt glycyl-funtumin, tiến hành tách chiết mARN tổng số rồi đánh giá mức độ phiên mã của gen XIAP dưới ảnh hưởng của glycyl-funtumin bằng phương pháp RT-PCR<em>.</em></p> <p>- Nuôi cấy dòng tế bào BT474 trong môi trường thử và chứng</p> <p>- Tiến hành thử thuốc</p> <p>- Tách chiết ARN</p> <h3>- Xác định nồng độ và độ tinh sạch của mẫu ARN tách chiết được bằng phổ hấp thụ: Sử dụng máy Nano Drops.</h3> <p>- Xác định mức độ phiên mã của gen XIAP</p> <p>- Phản ứng Real-time PCR phát hiện gen XIAP</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Glycyl-funtumin ở nồng độ 3 μg/ml trong 24 giờ có khả năng ức chế sự phiên mã gen XIAP trên dòng tế bào ung thư vú BT474, điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết về cơ chế anti IAP của glycyl-funtumin (Aslem).</p> Đỗ Thị Thanh Hoa Đỗ Hồng Quảng Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 6 27 Phân tích ma trận ABC – VEN thuốc sử dụng tại Bệnh viện huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai năm 2018 https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48715 <p>Sử dụng thuốc hợp lý và kinh tế luôn được nhà quản lý quan tâm và là mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020 tầm nhìn 2030 <sup>[4]</sup>. Sử dụng một số thuốc không cần thiết hoặc còn tranh cãi về hiệu quả điều trị sẽ gây lãng phí tiền thuốc đồng thời khuyến khích người dân tin vào việc sử dụng thuốc không hợp lý của mình. Nhằm chi trả tiền thuốc đúng chỉ định đã được cơ quan quản lý phê duyệt, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có hướng dẫn chi trả đối với một số thuốc như alphachymotrypsin và một số thuốc khác hiện đang được sử dụng nhiều tại các bệnh viện. Giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện thông qua dữ liệu thuốc sử dụng cần thiết phải rà soát hàng năm các thuốc có số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ cao nhằm hạn chế hoặc loại bỏ một số thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện những năm tiếp theo.</p> <p>Kết quả phân tích ABC/VEN là bằng chứng cho việc cải tiến chất lượng xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, quản lý và cung ứng thuốc do Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế hướng dẫn đánh giá đã cho thấy sự cần thiết của việc phân tích danh mục thuốc bệnh viện hàng năm có sử dụng kỹ thuật phân tích ABC/VEN để chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong danh mục thuốc bệnh viện.&nbsp;</p> <p>Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát được tách ra từ Trung tâm Y tế năm 2007, là bệnh viện hạng II, tuyến huyện, trực thuộc Sở Y tế Lào Cai. Năm 2018 số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện là 19.074 của 17 chương bệnh, trong đó bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng có số lượt khám và điều trị nhiều nhất là 5.350 lượt, đứng thứ hai là các bệnh lý về hô hấp với 4.480 lượt. Tổng tiền thuốc sử dụng hàng năm tại Bệnh viện khoảng 11 tỷ đồng. Nghiên cứu thực hiện nhằm phát hiện những tồn tại trong sử dụng thuốc từ kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng hàng năm tại Bệnh viện thông qua kỹ thuật phân tích ABC và ma trận ABC-VEN, từ đó chỉ ra những thuốc cần lưu ý khi mua sắm, những thuốc cần giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng cho những năm tiếp theo.</p> <p><em>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đối tượng nghiên cứu</em></p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Toàn bộ thuốc đã sử dụng (thuốc xuất kho tại các kho lẻ) từ 1/1/2018 đến 31/12/2018 gồm 462 khoản mục tại Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu:</em> Mô tả cắt ngang sử dụng kỹ thuật hồi cứu</p> <p>- Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được kết xuất ra file Excel, làm sạch số liệu đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của các số liệu sử dụng.</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Năm 2018, Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã sử dụng 462 khoản mục tương ứng 11,189 tỷ đồng. Kết quả phân tích ABC cho thấy sự chưa hợp lý trong mua sắm thuốc thông qua con số 79,64 % giá trị tiền thuốc hạng A tập trung vào 8 % khoản mục thuốc. Ma trận ABC/VEN chỉ ra 2 hoạt chất thuộc phân nhóm AN gồm alphachymotrypsin viên nén và bột bèo hoa dâu. Một số thuốc cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế được sử dụng đồng thời ở hạng A và B gồm amlodipin viên nang 2,5 mg và cefdinir viên nang 300 mg, nếu sử dụng 1 thuốc thì bệnh viện có thể tiết kiệm được gần 50 triệu đồng.</p> Nguyễn Thị Thanh Hương Hoàng Thị Nga Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 11 14 Tổng hợp và thử tác dụng ức chế tế bào ung thư của một số dẫn chất indazol mới https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48716 <p>Ung thư là nhóm bệnh đặc trưng bởi sự phân chia và phát triển mất kiểm soát của các tế bào. Những tế bào này có khả năng xâm lấn mô lân cận hoặc di căn tới các mô xa hơn. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học mà hiện nay nhiều căn bệnh ung thư đã được chữa khỏi, tăng tỷ lệ sống và giảm khả năng tái phát. Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, ung thư vẫn là nhóm bệnh gây tử vong cao thứ hai thế giới sau các bệnh về tim mạch. Vì vậy, việc tìm kiếm các hoạt chất mới có tác dụng kháng ung thư vẫn là công việc cấp bách.</p> <p>Indazol là cấu trúc có nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý như: Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng vi rút, kháng ung thư. Đặc biệt, các nghiên cứu về ung thư đã chỉ ra hàng loạt các hoạt chất mang bộ khung indazol ức chế các protein mục tiêu trong bệnh lý ung thư như: tyrosin kinase, serine/threonine kinase; phosphatidyinsoitol-3-kinase (PI3K) và HIF-1. Hiện nay, một số thuốc điều trị ung thư mang nhóm indazol đã được cấp phép lưu hành trên thị trường như axitinib, pazopanib và niraparib (hình 1A). Tác dụng sinh học phong phú của indazol có thể đến từ cấu trúc của nó. Hai nguyên tử nitơ trong vòng indazol có thể dễ dàng hỗ biến cho nhau tạo ra hai đồng phân: 1<em>H</em>-indazol và 2<em>H</em>-indazol giúp mở rộng cũng như tăng tính linh hoạt cho các tương tác tới các “đích” bệnh lý. Việc hỗ biến này giúp cho việc tổng hợp hóa học các dẫn chất dễ dàng hơn và làm phong phú hơn các hợp chất indazol tổng hợp được. Vì vậy, tiến hành tổng hợp và sàng lọc tác dụng kháng ung thư trên 5 dòng tế bào của một số hợp chất indazol mới.</p> <p><em>Nguyên liệu </em></p> <p><strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </strong>Dung môi, hóa chất, dụng cụ: Dung môi, hóa chất được mua từ các nhà cung cấp Aldrich, TCI hay Alfa Aesa với độ tinh khiết trên 95 % và được sử dụng trực tiếp không qua tinh chế.</p> <p><em>P</em><em>hương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Tổng hợp các dẫn chất</p> <p>- Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Như vậy, hai dẫn chất indazol (chất 3: <em>1-Propyl-1H-indazol-6-amin</em><em>, và 7</em>: <em>N-Cyclohexyl-1-propyl-1H-indazol-5-amin</em><em>)</em> mới đã được tổng hợp, khẳng định độ tinh khiết thông qua sắc ký lớp mỏng, nhiệt độ nóng chảy và xác định cấu trúc bằng phương pháp phổ khối lượng cùng phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư trên 5 dòng tế bào ung thư người cho thấy cả 2 chất đều ức chế sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày (SNU638), ung thư vú (MDA-MB-231) và tế bào ung thư trực tràng (HCT116) ở mức độ trung bình với giá trị IC<sub>50</sub> từ 11,7 đến 28,9 μM.</p> Ngô Xuân Hoàng Hoàng Văn Hải Trần Phương Thảo Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 14 17 Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn nifedipin theo phương pháp phun sấy https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48717 <p>Nifedipin là một thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn kênh calci đã ra đời từ lâu trên thế giới, được chỉ định nhiều trong phác đồ điều trị tăng huyết áp. Nifedipin thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học, có độ tan kém, tính thấm tốt. Vì vậy, việc cải thiện sinh khả dụng đường uống của dạng thuốc chủ yếu tác động vào cải thiện độ hòa tan của nifedipin. Trong đó, phương pháp phun sấy là một trong các kỹ thuật để bào chế hệ phân tán rắn của các dược chất có độ tan kém. Công trình này tiến hành nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn chứa nifedipin bằng phương pháp phun sấy nhằm làm tăng độ hòa tan của nifedipin, thông qua đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố công thức và qui trình đến độ hòa tan của nifedipin và đặc tính của hệ.</p> <p><em>Nguyên liệu</em></p> <p>Nifedipin (NF) và PEG 6000 (Trung Quốc), Poloxamer (PLX) (Singapore), mannitol (Pháp), PVP K30 (Ấn Độ), nhân đường (Singapore) và các nguyên liệu, hóa chất khác đạt tiêu chuẩn dược dụng hoặc tinh khiết hóa học.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Phương pháp bào chế: Hệ phân tán rắn nifedipin, hỗn hợp vật lý, pellet chứa hệ phân tán rắn nifedipine</p> <p>- Phương pháp đánh giá</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Đã nghiên cứu thành công HPTR NF chứa các chất mang PVP K30, PLX, PEG 6000 và mannitol cho hiệu suất phun sấy khá cao, thể chất tơi xốp cho độ hòa tan NF từ hệ sau 20 phút đạt xấp xỉ 100 %. Bước đầu ứng dụng bồi lớp HPTR NF nghiên cứu được lên pellet trơ, kết quả thử độ hòa tan sau 20 phút đạt trên 80 %, sau 60 phút đạt trên 90 %, cho thấy tiềm năng ứng dụng HPTR NF hoặc đưa pellet chứa HPTR NF vào dạng thuốc sử dụng đường uống cho giải phóng, hòa tan dược chất nhanh hơn; giúp quá trình hấp thu NF nhanh và triệt để hơn, giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.</p> Nguyễn Thị Thanh Duyên Đàm Thị Phương Trần Thị Hải Yến Đàm Thanh Xuân Lê Ngọc Khánh Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 17 22 Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược độn maltodextrin và silicon dioxid trên tính chất cao khô sấy phun râu mèo https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48718 <p>Râu mèo (<em>Orthosiphon stamineus </em>– họ Lamiaceae) là dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời với tác dụng lợi tiểu, hạ lipid, hạ glucose huyết và hạ huyết áp. Hiện nay, cao râu mèo (RM) được cung cấp trên thị trường chủ yếu dưới dạng cao khô sấy phun bởi ưu điểm dễ sản xuất trên quy mô công nghiệp và dễ vận chuyển. Tuy nhiên, giống như đặc điểm chung của bột cao sấy phun, cao khô sấy phun RM có tính hút ẩm mạnh, lưu tính kém, đóng cứng trong quá trình bảo quản, ảnh hưởng đến độ đồng đều khối lượng và độ ổn định của thành phẩm trong quá trình sản xuất và bảo quản. Trong nghiên cứu này, tá dược maltodextrin (MAL) và tá dược silicon dioxid (SD) được phối hợp vào dịch sấy phun nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của 2 tá dược độn này trên tính chất cao khô sấy phun RM, hướng tới mục tiêu cải thiện lưu tính, tính chịu nén và làm giảm tính hút ẩm của cao khô thành phẩm.</p> <p><em>Đối tượng nghiên cứu</em></p> <p>Dịch chiết đậm đặc dược liệu RM (được điều chế trên quy mô 10 kg dược liệu/mẻ chiết) do Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu&nbsp; </em></p> <p>- Phương pháp điều chế các mẫu cao khô sấy phun RM&nbsp;&nbsp;</p> <p>- Khảo sát hình dạng và kích thước hạt cao khô</p> <p>- Tính hút ẩm</p> <p>- Xác định góc nghỉ, tốc độ chảy, chỉ số nén và tỷ số Hausner</p> <p>- Tính chịu nén của các mẫu cao khô RM</p> <p>- Phân tích dữ liệu</p> <p><em>Kết luận </em></p> <p>Ảnh hưởng của tá dược độn MAL và SD trên tính chất cao khô sấy phun RM đã được nghiên cứu. Mẫu cao khô sấy phun RM được điều chế bằng phương pháp độn 30 % tá dược SD vào dịch sấy phun đã cải thiện tốt lưu tính và tính chịu nén đồng thời làm giảm tính hút ẩm của cao khô RM. Mẫu cao 30S có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng trong các công thức viên nang hoặc viên nén chứa cao khô RM điều chế bằng phương pháp dập thẳng.</p> Nguyễn Đức Hạnh Trần Toàn Văn Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 22 27 Đánh giá tác dụng chống oxi hóa, chống viêm và làm trắng da in vitro của cream BeautyQueen - Học viện Quân y https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48719 <p>Đậu xanh (<em>Vign</em><em>a</em><em> radiata</em>) là một loại dược liệu được sử dụng nhiều, có chuyên luận riêng trong Dược diển Việt Nam V, có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhờ nhiều vùng ngoại ô của thủ đô có khả năng nuôi trồng. Dược liệu này có nhiều thành phần có hoạt tính tốt cho sức khỏe con người như các flavonoid, các saponin.... Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng các peptid nhỏ từ các loài họ Đậu (Fabaceae) có hoạt tính chống oxy hóa qua con đường tăng sinh tổng hợp và giảm thoái biến collgen của da nên giúp da dẻo dai và chống nhăn; tác dụng làm trắng da thông qua ức chế quá trình tạo hắc tố melamin. Trong những năm gần đây, nhiều loại peptid thủy phân từ các loại protein, đặc biệt là các protein từ thực vật được sử dụng nhiều trong các mỹ phẩm, mở ra nhiều hướng đi tiềm năng. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản xuất Thuốc, Học viện Quân Y đã nghiên cứu bào chế được cream BeautyQueen - Học viện Quân Y (HVQY) chứa peptid thủy phân từ protein đậu xanh. Nhằm cung cấp thêm các bằng chứng khoa học về tác dụng mỹ phẩm đa chức năng của cream BeautyQueen -HVQY, đánh giá một số tác dụng sinh học về mỹ phẩm liên quan của chế phẩm này: tác dụng chống oxi hóa thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH, tác dụng chống viêm thông qua ức chế sản sinh NO trên dòng tế bào Raw 264.7, tác dụng làm trắng da thông qua khả năng ức chế sản sinh melanin trên dòng tế bào B16F10.</p> <p><em>Đối tượng nghiên cứu:</em></p> <p>Cream BeautyQueen-HVQY (chứa 5% peptid thủy phân từ protein đậu xanh).</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>Chuẩn bị mẫu</p> <p>Phương pháp đánh giá độc tính của chế phẩm BeautyQueen-HVQY trên dòng tế bào B16F10 và Raw 264.7</p> <p>Phương pháp đánh giá hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cream BeautyQueen-HVQY</p> <p>Phương pháp đánh giá hoạt tính chống viêm của cream BeautyQueen-HVQY</p> <p>Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế sản xuất melanin của cream BeautyQueen-HVQY trên dòng tế bào B16F10</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Đã đánh giá được các tác dụng mỹ phẩm đa chức năng của cream BeautyQueen -HVQY chứa peptid thủy phân từ protein đậu xanh: tác dụng chống oxi hóa thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH, tác dụng chống viêm thông qua ức chế sản sinh NO trên dòng tế bào Raw 264.7, tác dụng làm trắng da thông qua ức chế sản xuất melanin trên dòng tế bào B16F10. Giá trị IC<sub>50</sub> của các tác dụng này lần lượt là 715, 556, 1405 μg/ml; tương ứng với lượng peptid thủy phân từ protein đậu xanh trong chế phẩm là 35, 27,8 và 70,3 μg/ml.</p> Phạm Văn Hiển Hồ Bá Ngọc Minh Đặng Trường Giang Ngô Thị Tuyết Mai Nguyễn Trọng Điệp Hoàng Xuân Cường Vũ Bình Dương Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 28 33 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng apigenin-7-glucosid trong liposomes và gel điều chế từ cao dương cam cúc bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48720 <p>Dương cam cúc (DCC) từ lâu đã được sử dụng như một cây thuốc với nhiều tác dụng như: kháng viêm, giảm đau, an thần, kháng khuẩn, chống dị ứng. Liposomes (LPS) có cấu trúc phospholipid giống với màng sinh học của cơ thể sống, do vậy có tính an toàn cao; khi dùng bôi ngoài da làm tăng đáng kể lượng thuốc hấp thu và duy trì tác động lâu hơn nhờ ái lực của liposomes với lớp thượng bì. Tuy nhiên, sản phẩm liposomes do Việt Nam sản xuất rất ít.</p> <p>Thực hiện đề tài “Bào chế gel liposomes – dương cam cúc dưới dạng mỹ phẩm dùng trên da bị viêm và dị ứng” với định hướng apigenin-7-glucosid (A7G) là thành phần có hoạt tính được BP, EP và USP chọn là chất đánh dấu để định lượng cao DCC. Do vậy, việc định lượng A7G trong liposomes và gel LPS – DCC là điều kiện cần thiết. Vì vậy, đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:</p> <p>- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng A7G trong phức hợp LPS – DCC.</p> <p>- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng A7G trong thành phẩm gel điều chế từ phức hợp LPS – DCC bằng phương pháp <strong><em>HPLC</em></strong>.</p> <h3><em>Đối tượng nghiên cứu</em></h3> <p>Phức hợp LPS – DCC, gel LPS – DCC (BM Bào chế – ĐH. Y Dược TP. Hồ Chí Minh).</p> <p><a name="_Toc461993439"></a><a name="_Toc461348063"></a><a name="_Toc460347766"></a><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Xây dựng điều kiện xử lý mẫu để định lượng A7G trong phức hợp LPS - DCC</p> <p>- Xây dựng điều kiện xử lý mẫu để định lượng A7G trong thành phẩm gel</p> <h2><a name="_Toc461993463"></a>Kết luận</h2> <p>Đề tài đã khảo sát được quy trình xử lý mẫu LPS-DCC và thành phẩm gel để định lượng hoạt chất A7G bằng phương pháp <strong><em>HPLC</em></strong>. Quy trình định lượng A7G trong phức hợp LPS – DCC và gel LPS – DCC được thẩm định theo hướng dẫn của ICH và đều đạt các chỉ tiêu thẩm định về tính phù hợp hệ thống, tính chọn lọc, khoảng tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng.</p> Trần Thị Thu Hiền Trần Văn Thành Võ Thị Bạch Huệ Bản quyền (c) 2020-06-29 2020-06-29 60 06 33 37 Ảnh hưởng của chitosan đến một số tính chất của vi nang chứa Lactobacillus acidophilus https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48721 <p>Thị trường chế phẩm probiotics đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, đạt 49,4 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 69,3 tỷ USD vào năm 2023 do các tác dụng có lợi đã được chứng minh của probiotic trong dự phòng và điều trị một số bệnh ở đường tiêu hóa như ngăn ngừa tiêu chảy, ức chế vi sinh vật (VSV) có hại, tăng cường miễn dịch… Một trong những vấn đề được quan tâm trong bào chế các chế phẩm probiotic là bảo vệ VSV để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao nhất khi xuống tới ruột non. Chitosan (CTS) được biết đến là một nguyên liệu có tiềm năng ứng dụng lớn trong cả lĩnh vực y sinh học và thực phẩm, mỹ phẩm như làm màng bọc sinh học bảo quản thực phẩm, hỗ trợ điều trị bỏng hay chất bảo vệ VSV trong chế phẩm probiotic. Trong nhiều nghiên cứu, chitosan cho thấy vai trò bảo vệ, tăng cường khả năng sống sót của VSV khi phối hợp với alginat (Alg), nhưng hầu như chưa có công bố về độ bền của cấu trúc Alg-CTS khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa. Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp khác nhau để phối hợp chitosan với alginat để tạo vi nang chứa <em>Lactobacillus acidophilus</em> nhằm mục đích đánh giá vai trò bảo vệ VSV của chitosan khi phối hợp với alginat, đồng thời đánh giá khả năng bảo toàn tương tác alginat-chitosan khi ủ vi nang trong môi trường mô phỏng dịch dạ dày.</p> <p><strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </strong><em>Nguyên liệu</em></p> <p>Chitosan (Acros), <em>Lactobacillus acidophilus</em> (ATCC 4356), môi trường MRS broth và agar (Titan - Ấn Độ), natri alginat (Titan - Ấn Độ), tinh bột sắn (TB), calci clorid. Các nguyên liệu được tiệt trùng bằng phương pháp nhiệt ẩm ở 116 <sup>o</sup>C/20 phút.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Thu sinh khối L. acidophilus</p> <p>- Phương pháp tạo vi nang</p> <p>- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của môi trường mô phỏng dịch dạ dày đến tỷ lệ sống sót của VSV và tương tác Alg-CTS trong vi nang</p> <p>- Phương pháp xử lý số liệu</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Nghiên cứu đã tạo được vi nang alginat -tinh bột-chitosan chứa <em>L. acidophilus</em> bằng phương pháp tách pha đông tụ với nồng độ chitosan 0,5 % bằng 2 phương pháp. Kết quả cho thấy sự kết hợp với chitosan có làm thay đổi nhẹ kích thước và hàm ẩm vi nang, tuy nhiên không ảnh hưởng lớn đến số lượng VSV sống sót trong vi nang. Mặt khác tương tác Alg-CTS có thể đã tạo ra phức hợp bền vững với&nbsp; môi trường acid pH = 3,0, do đó giúp tăng khả năng bảo vệ VSV trong môi trường acid. Sau 120 phút ở pH 3,0, vi nang Alg-TB-CTS giúp bảo vệ khoảng 89,55 – 94,15 % lượng <em>L. acidophilus</em> sống sót so với lượng VSV trong nang ban đầu, đạt trên 10<sup>8</sup> cfu/g – đáp ứng tốt yêu cầu của WHO/FAO đối với chế phẩm probiotic.</p> Ngô Nguyễn Quỳnh Anh Nguyễn Thị Thanh Duyên Lê Ngọc Khánh Nguyễn Văn Toàn Bùi Thị Kim Lanh Đàm Thanh Xuân Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 37 40 Xác định hàm lượng acid gallic và acid caffeic trong hai loài thuộc chi Balanophora J. R. & G. Forst bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48722 <p>Các hợp chất phenolic là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp của thực vật, thể hiện một số tính chất như chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn. Chi Dó đất (<em>Balanophora </em>J. R. &amp; G. Forst.) với khoảng 19 loài là một chi thực vật thuộc họ Dó đất (Balanophoraceae), được biết đến là một nguồn rất giàu acid gallic và một số hợp chất phenylpropanoid. Hou Qin-Yun và CS. đã tiến hành định lượng một số hợp chất bao gồm acid gallic, acid caffeic, acid p-coumaric trong một số loài thuộc chi <em>Balanophora </em>J. R. &amp; G. Forst. sử dụng <strong><em>HPLC-DAD-MS/MS</em></strong>. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng polyphenol toàn phần trong các mẫu của hai loài thuộc chi <em>Balanophora</em> ở Việt Nam bằng phương pháp đo độ hấp thụ <strong><em>UV-VIS</em></strong> sử dụng thuốc thử Folin – Ciocalteu và xác định hàm lượng hai hợp chất acid gallic, acid caffeic trong các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (<strong><em>HPTLC</em></strong>). Phương pháp <strong><em>HPTLC</em></strong> được sử dụng bởi các ưu điểm như tính đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả cũng như cho phép định lượng nhiều mẫu trong cùng một lần triển khai. Phương pháp được thẩm định về khoảng tuyến tính, tính đặc hiệu/chọn lọc cũng như giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng cho kết quả có độ tin cậy.</p> <p><em>Nguyên liệu</em></p> <p>Nguyên liệu nghiên cứu là 3 mẫu gồm toàn cây mang hoa thuộc chi <em>Balanophora </em>J<em>. </em>R. &amp; G. Forst.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Chuẩn bị mẫu thử</p> <p>- Định lượng polyphenol toàn phần</p> <p>- Xác định hàm lượng một số hợp chất bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Nghiên cứu đã tiến hành xác định hàm lượng polyphenol toàn phần trong một số mẫu của các loài Balanophora ở Việt Nam. Kết quả cho thấy mẫu B. tobiracola có hàm lượng polyphenol toàn phần cao nhất trong các mẫu nghiên cứu (173,22 mg GAE/g dược liệu). Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp HPTLC để xác định hàm lượng acid gallic và acid caffeic trong các mẫu nghiên cứu cho thấy B. fungosa var. globosa thu hái tại Lâm Đồng có hàm lượng acid gallic cao nhất (3,76 mg/g dược liệu), B. tobiracola có hàm lượng acid caffeic cao nhất (1,32 mg/g dược liệu). Phương pháp sử dụng đã được thẩm định về khoảng tuyến tính và tính đặc hiệu/chọn lọc cũng như giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng cho kết quả có độ tin cậy.</p> Nguyễn Thanh Tùng Dương Phương Lan Lê Thị Thảo Nguyễn Viết Thân Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 41 46 Xây dựng quy trình định lượng đồng thời alcaloid khung benzyl isoquinolin có trong tâm sen (Plumula Nelumbinis) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò dãy diod quang https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48723 <p>Trong kho tàng cây thuốc Việt Nam, cây sen (<em>Nelumbo nucifera</em> Gaertn., Nelumbonaceae) đã gắn liền với cuộc sống tâm linh cũng như thường nhật của người Việt. Sen tượng trưng cho sự tinh khiết và trường thọ. Sen có ở khắp mọi miền đất nước, là một trong số ít các dược thảo mà tất cả các bộ phận đều được sử dụng và đều là những vị thuốc quí, có giá trị sinh học. Từ xưa nhân dân ta đã biết dùng ngó sen, quả sen làm thực phẩm; Tâm, gương và nhị sen dùng làm thuốc cổ truyền để điều trị mất ngủ, hồi hộp, cao huyết áp, tiêu chảy mạn tính, cảm nắng, béo phì, di tinh, cầm máu. Tâm sen (<em>Plumula Nelumbinis) </em>là một vị thuốc quý từ loài dược thảo này. Các nghiên cứu dược lý gần đây đã chứng minh dịch chiết tâm sen có hoạt tính an thần, hạ đường huyết, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim. Các hoạt tính sinh học này đều liên quan đến sự hiện diện của thành phần alcaloid khung benzyl isoquinolin có trong tâm sen như armepavin, nor-armepavin, lotussin và liensinin. Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng tâm sen trong chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng các công trình nghiên cứu về phương pháp định tính, định lượng các alcaloid có tác dụng sinh học trong tâm sen bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại, nhằm kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như các chế phẩm bào chế từ tâm sen còn hạn chế. Do đó, xây dựng quy trình định lượng đồng thời armepavin, nor-armepavin, lotussin và liensinin có trong tâm sen bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò dãy diod quang (HPLC-PDA) đảm bảo tính chọn lọc, độ nhạy, độ chính xác cao và được ứng dụng để xác định đặc tính điểm chỉ của nguồn nguyên liệu tâm sen.</p> <p><em>Nguyên liệu </em></p> <p>Đối tượng nghiên cứu: Các mẫu tâm sen được thu hái vào mùa thu hái sen (tháng 7 - 9 hàng năm) tại 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam.</p> <p><em>P</em><em>hương pháp</em><em> nghiên cứu</em></p> <p>- Chuẩn bị mẫu đối chiếu: Chuẩn bị các dung dịch đối chiếu gốc có nồng độ của armepavin (AMV), nor-armepavin (N-AMV), lotussin (LTS) và liensinin (LSN) là 1000 ppm.</p> <p>- Chuẩn bị mẫu thử</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Qui trình phân tích đồng thời armepavin, nor-armepavin, lotussin và liensinin trong mẫu tâm sen bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò dãy diod quang đã được xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu theo hướng dẫn của AOAC. Qui trình có tính chọn lọc, độ nhạy cao, cho kết quả đúng và chính xác, được áp dụng để xác định hàm lượng LTS, LSN, AMV, N-AMV có trong mẫu nguyên liệu tâm sen được thu hái ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam, là các đặc tính điểm chỉ gợi ý trong việc lựa chọn vùng nuôi trồng và kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu tâm sen cho hàm lượng cao các alcaloid có tác dụng sinh học.</p> Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ Phạm Đoan Vi Trần Hùng Nguyễn Đức Tuấn Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 46 50 Nghiên cứu chiết xuất astilbin và emodin từ bài thuốc GK1 sử dụng trong điều trị suy thận mạn tính https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48724 <p>Bài thuốc “Bảo thận thang” bao gồm các vị thuốc: đại hoàng 10 g, thổ phục linh 15 g, bồ công anh 15 g, long cốt nung 30 g, mẫu lệ nung 30 g, được sử dụng dưới dạng sắc để thụt đại tràng đạt hiệu quả điều trị suy thận mạn tính (STMT) tốt. Tuy nhiên, do đường dùng phức tạp, bệnh nhân phải nằm nội trú để điều trị nên tỷ lệ bệnh nhân STMT được điều trị không nhiều. Bài thuốc GK1 là sự kết hợp của bài thuốc “Bảo thận thang” và vị thuốc hạ khô thảo nam (15 g) hay cải trời (<em>Blumea lacera</em>.) để tăng tác dụng điều trị, được nghiên cứu bào chế dưới dạng viên nang. Trong đó, giai đoạn đầu tiên là cần nghiên cứu xây dựng được qui trình chiết xuất, làm cơ sở để điều chế dịch chiết, bào chế bột cao khô và viên nang GK1. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần emodin có trong đại hoàng và astilbin có trong thổ phục linh là những chất có hoạt tính quan trọng, trong đó có tác dụng bảo vệ thận. Do đó, astilbin và emodin được lựa chọn làm chất đánh dấu để xây dựng qui trình điều chế dịch chiết. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng các thông số qui trình chiết xuất astilbil và emodin từ bài thuốc GK1 điều trị STMT.</p> <p><em>Nguyên vật liệu </em></p> <p>Các vị thuốc trong bài thuốc GK1 chữa STMT được cung cấp bởi Viện Y học cổ truyền Quân đội, đạt các tiêu chuẩn của DĐVN IV và tiêu chuẩn cơ sở.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Phương pháp chiết xuất</p> <p>- Phương pháp định lượng đồng thời astilbin và emodin bằng HPLC</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Đã khảo sát các thông số qui trình đến chiết xuất astilbin và emodin từ bài thuốc GK1, từ đó lựa chọn được điều kiện chiết xuất thích hợp nhất là: Dung môi ethanol 50 %, nhiệt độ chiết 70 ºC, chiết 2 lần, tỷ lệ dung môi/ dược liệu 5/1,15/ lần, thời gian chiết 30 phút/lần. Hiệu suất chiết astilbin là 94,86 ± 4,44 % và emodin là 62,61 ± 2,70 %. Với kết quả thu được, có thể ứng dụng quy trình chiết xuất trong nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc GK1.</p> Nguyễn Trọng Điệp Lê Ngọc Tân Lê Ngọc Tân Đặng Trường Giang Ngô Thị Tuyết Mai Phạm Văn Hiển Hồ Bá Ngọc Minh Phạm Xuân Phong Vũ Bình Dương Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 51 54 Định lượng β-ecdysteron trong rễ cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) bằng phương pháp HPLC https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48725 <p>Ở nước ta, cây cỏ xước (<em>Achyranthes aspera</em> L.), còn được gọi là ngưu tất nam, là dược liệu được sử dụng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa cảm mạo, sốt, phong thấp tê mỏi, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bí tiểu, đái đục, đái buốt... Tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu cỏ xước đã được xây dựng thành một chuyên luận trong Dược điển Việt Nam V, tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa có chỉ tiêu định lượng chất đánh dấu. Dược điển Trung Quốc (2010) không có chuyên luận cho dược liệu cỏ xước. Trong khi đó, việc trồng dược liệu này còn nhỏ lẻ, chưa phát triển thành những vùng trồng quy mô lớn, do đó chất lượng không ổn định. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng được phương pháp định lượng chất đánh dấu trong cỏ xước nhằm góp phần kiểm soát chất lượng của dược liệu này.</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Cỏ xước và ngưu tất là hai dược liệu cùng thuộc chi <em>Achyranthes</em> và được sử dụng thay thế lẫn nhau nên chúng tôi lựa chọn chất β-ecdysteron, đang được sử dụng làm chất đánh dấu cho dược liệu ngưu tất trong Dược điển Trung Quốc (2010), để làm chất đánh dấu cho dược liệu cỏ xước. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) là phương pháp phân tích hiện đại với ưu điểm là có tính đặc hiệu và độ nhạy cao. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng để phân tích thành phần hóa học của dược liệu. Trước đây, ở Ấn Độ, đã có tác giả nghiên cứu định lượng hợp chất β-ecdysteron trong cỏ xước bằng HPLC. Tuy nhiên, kết quả sắc ký đồ của nghiên cứu trên cho thấy píc của β-ecdysteron vẫn chưa tách hoàn toàn ra khỏi píc của các chất khác. Hơn nữa, để phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm hiện có cũng như để chủ động cho quá trình nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành nghiên cứu này.</p> <p><strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </strong><em>Nguyên vật liệu, thiết bị </em></p> <p>4 mẫu cỏ xước được thu hái tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (CX-TH) vào tháng 11/2019; tại huyện Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (CX-PY) vào tháng 01/2020; tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (CX-TN) vào tháng 03/2020 và tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội (CX-PX) vào tháng 03/2020.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>Điều kiện phân tích HPLC</p> <p>- Chuẩn bị dung dịch thử</p> <p>- Chuẩn bị dung dịch chuẩn</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đã xây dựng được phương pháp định lượng β-ecdysteron trong dược liệu cỏ xước bằng phương pháp HPLC với điều kiện sắc ký là: cột Lichrospher RP-C18; bước sóng phân tích: 248nm; tốc độ dòng: 1 ml/phút ở nhiệt độ phòng, thể tích tiêm: 20 μl; pha động: acetonitril : dung dịch acid formic 0,1 % (17/83). Phương pháp định lượng xây dựng được có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa diện tích píc và nồng độ β-ecdysteron trong khoảng nồng độ khảo sát với R<sup>2</sup> = 0,999. Phương pháp có độ lặp lại (RSD = 2,86 %) và độ đúng (từ 95,48 - 104,63 %, trung bình 98,68 %) tốt.</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sử dụng phương pháp xây dựng được để xác định hàm lượng β-ecdysteron trong 4 mẫu cỏ xước thu hái ở 4 địa điểm khác nhau. Kết quả, hàm lượng β-ecdysteron trong 4 mẫu nghiên cứu nằm trong khoảng từ 0,0054 - 0,0505 %.</p> Hoàng Việt Dũng Nguyễn Hải Hà Ngô Tú Anh Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 55 58 Nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dược liệu dâm dương hoắc https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48726 <p>Dâm dương hoắc (<em>Herba Epimedii</em>) (DDH) là dược liệu cổ truyền đã được công bố có tác dụng tăng cường sinh lực nam, điều trị rối loạn cương dương, làm tăng lượng tinh trùng, tốc độ di chuyển của tinh trùng, chống loãng xương, giảm đau, chống ung thư… DDH chứa phần lớn hoạt chất là các flavonoid có tác dụng sinh học, trong đó, epimedin C và icariin là hai flavonoid có tỷ lệ cao và được ghi nhận là những thành phần mang lại tác dụng tăng cường sinh dục nam của dược liệu. Công thức hóa học của epimedin C và icariin được trình bày trong hình 1.</p> <p>Hiện nay, nhu cầu về cao chiết dâm dương hoắc ở Việt Nam ngày càng nhiều. Việc tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao toàn phần từ DDH là cần thiết trong việc nâng cao chất lượng cao chiết và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp chiết xuất DDH. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu thiết lập mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất DDH dựa trên hiệu suất chiết cao toàn phần và hiệu suất chiết epimedin C và icariin.</p> <p><em>Đối tượng </em></p> <p>Dược liệu DDH <em>(Herba epimedii) </em>được cung cấp bởi Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. Hồ Chí Minh. Chất đối chiếu epimedin C (90,3 %) và icariin (97,2 %) do Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Phương pháp HPLC định lượng đồng thời epimedin C và icariin</p> <p>- Phương pháp chiết xuất dâm dương hoắc</p> <p>- Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa</p> <h2>- Phương pháp xác định hiệu suất chiết epimedin C hoặc icariin</h2> <p>- Phương pháp xác định hiệu suất chiết cao toàn phần</p> <h1><em>Kết luận</em></h1> <p>Đề tài đã khảo sát và xác định mối liên quan nhân quả giữa điều kiện chiết xuất DDH (số lần chiết, tỷ lệ dung môi/dược liệu, độ cồn) và hiệu suất chiết epimedin C, hiệu suất chiết icariin và hiệu suất chiết cao toàn phần. Quy trình chiết xuất được tối ưu trên cơ sở hiệu suất chiết epimedin C, hiệu suất chiết icariin và hiệu suất chiết cao toàn phần đồng thời ở mức tối đa. Quy trình chiết xuất tối ưu được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cao chiết và đồng thời có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất cao từ DDH.</p> Nguyễn Đức Hạnh Nguyễn Dân Phúc Phạm Ngọc Thạc Huỳnh Trần Quốc Dũng Dương Hồng Tố Quyên Nguyễn Phương Nam Đỗ Quang Dương Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 58 62 Xác định methylendioxymethamphetamin và methylendioxyethylamphetamin trong tóc bằng sắc ký khí khối phổ https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48727 <p>Methylendioxymethamphetamin (MDMA) và methylendioxyethylthamphetamin (MDEA) là các chất kích thích thần kinh dạng amphetamin (ATS - Amphetamin type stimulants) hiện bị buôn bán, sử dụng bất hợp pháp tại Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội. Để thực hiện tốt công tác phòng chống các hành vi bất hợp pháp liên quan tới loại ma túy trên, công việc kiểm nghiệm và phát hiện ATS đóng một vai trò không nhỏ. Đặc biệt giám định ma túy trong tóc đối với pháp y có ý nghĩa rất quan trọng để xác định đối tượng sử dụng ma túy trước đó đã lâu hoặc trong trường hợp nạn nhân tử vong.</p> <p>MDMA và MDEA được phân bố vào trong tóc bởi rất nhiều chuyển hóa tại các thời điểm khác nhau trong chu trình phát triển của tóc: chuyển từ máu vào bên trong tế bào tóc đang phát triển và liên kết chặt với phần bên trong của sợi tóc trong quá trình hình thành keratin; chuyển từ mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến tiết vào tóc và từ môi trường bên ngoài như khói thuốc, bột… được hấp thụ bởi da, bề mặt sợi tóc.</p> <p>Sự kết hợp phương pháp phân tích sử dụng sắc ký khí khối phổ với chiết pha rắn đối với mẫu tóc đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và đã được ứng dụng thành công. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu phân tích MDMA và MDEA trong tóc bằng sắc ký khí khối phổ (<strong><em>GC-MS</em></strong>). Tại Việt Nam, việc phân tích chất ma túy này trong tóc còn ít được nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng quy trình xác định ma túy tổng hợp MDMA và MDEA trong tóc bằng <strong><em>GC-MS</em></strong> phục vụ công tác phòng chống tệ nạn ma túy và giám định pháp y tại Việt Nam.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p><em>-</em> Điều kiện sắc ký</p> <p>- Điều kiện MS</p> <p>- Chuẩn bị mẫu</p> <p>+ Khảo sát phổ khối của MDMA, MDEA và MDMA-d5</p> <p>Phân tích chất chuẩn và nội chuẩn ở chế độ Scan, đã xác định được thời gian lưu, diện tích pic và các mảnh phổ cần phân tích. Từ kết quả phân tích Scan, chọn ra được một số mảnh phổ có tính chất đặc trưng, mảnh phổ có tín hiệu mạnh; các mảnh phổ này dùng để phân tích chế độ SIM nhằm tăng độ nhạy của phép phân tích.</p> <p>+ Đánh giá phương pháp</p> <p>Độ thích hợp của hệ thống; Độ đặc hiệu-chọn lọc; Khảo sát đường chuẩn; Khảo sát độ đúng và độ lặp lại của phương pháp; Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng</p> <p>+ Áp dụng quy trình trên để phân tích mẫu tóc thực</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Đã xây dựng và thẩm định phương pháp xác định MDMA và MDEA trong tóc. Xử lý mẫu bằng ngâm trong methanol và chiết pha rắn; định tính và định lượng bằng sắc ký khí khối phổ. Phương pháp đã được áp dụng trong phân tích MDMA và MDEA trong tóc của 5 người nghi ngờ sử dụng ma túy tổng hợp. Kết quả cho thấy phương pháp đã xây dựng phù hợp cho nghiên cứu xác định MDMA và MDEA trong tóc.</p> Phạm Quốc Chinh Phạm Thị Thu Hà Nguyễn Mai Dung Vũ Hữu Phước Vũ Đức Lợi Nguyễn Tiến Vững Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 63 68 Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời cleisindosid D và cleistantoxin trong quả cây chà chôi (Cleistanthus tonkinensis Jabl) bằng HPLC/DAD https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48728 <p>Trong khuôn khổ của dự án “Nghiên cứu sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ thảm thực vật Việt Nam”, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên– Cộng hòa Pháp đã thu hái, định danh khoa học và thử sàng lọc hoạt tính sinh học của dịch chiết ethyl acetat của 2.500 loài thực vật của nước ta, trong đó nổi bật là dịch chiết từ quả cây cách hoa Đông Dương (<em>C. indochinensis</em> Merr. ex Croiz), chà chôi (<em>C. tonkinensis</em> Jabl.) và cách hoa eberhardt (<em>C. eberhardtii</em> Gagn) có phần trăm ức chế mạnh dòng tế bào ung thư biểu mô KB từ 88,40 đến 95,17 %. Từ quả 3 loài cây đặc hữu của Việt Nam đã phân lập và xác định cấu trúc được các hợp chất tinh khiết như: cleistantoxin, cleisindosid D có hoạt tính kháng ung thư … trong đó quả chà chôi có hàm lượng 2 chất này cao nhất. Từ đó, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐLCN.14/16<em>,</em> đã chiết xuất cao khô từ quả chà chôi (<em>Cleistanthus tonkinensis&nbsp;</em>Jabl, Euphorbiaceae) thường phân bố ở khu vực rừng trên đá vôi từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Nghệ An, Hà Tĩnh và<em>&nbsp;</em>thử hoạt tính kháng ung thư trên chuột Nude cấy tế bào ung thư phổi người. Sau 6 tuần điều trị bằng cao khô với liều 100 mg/kg cân nặng, kết quả 100 % chuột còn sống và kéo dài được thời gian sống so với nhóm chứng không được dùng cao. Vì vậy, cao khô được tiếp tục nghiên cứu, phát triển thành nguyên liệu thuốc. Để xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô chiết xuất từ quả cây chà chôi, rất cần có phương pháp định lượng đồng thời các lignan chính là cleistantoxin và cleisindosid D trong quả&nbsp;và cao khô chiết xuất từ quả chà chôi<em>.</em><em>&nbsp;</em>Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng đồng thời cleisindosid D và cleistantoxin trong quả chà chôi bằng <strong><em>HPLC/DAD</em></strong>.</p> <p><em>Đối tượng nghiên cứu:</em> Quả cây chà chôi được thu hái ngày 16/06/2018, tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, kí hiệu ĐL 2338 (LB-TN).</p> <p><em>Hóa chất và thiết bị nghiên cứu:</em> Máy chiết siêu âm JAC Ultrasonic 2010; Thiết bị <strong><em>HPLC</em></strong>-Agilent 1200, detector PDA (Bộ môn Hoá Phân tích - Độc chất, Trường Đại học Dược Hà Nội).</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Xây dựng chương trình sắc kí tách cleistantoxin và cleisindosid D</p> <p>- Xây dựng qui trình chiết xuất cleistantoxin và cleisindosid D trong quả &nbsp;chà <a name="_Toc10207588"></a><a name="_Toc10207970"></a><a name="_Toc10208154"></a><a name="_Toc10208341"></a><a name="_Toc10208525"></a><a name="_Toc10213370"></a><a name="_Toc10213559"></a>chôi</p> <p><em>Kết luận&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </em></p> <p>Nhằm mục đích xây dựng tiêu chuẩn cao khô chiết xuất từ quả chà chôi đang nghiên cứu phát triển thành thuốc, chúng tôi đã xây dựng được phương pháp định lượng đồng thời cleisindosid D và cleistantoxin trong quả chà chôi sử dụng chiết Soxhlet với dung môi MeOH-H<sub>2</sub>O (9/1) và chương trình sắc kí là cột Inertsil<sup>®</sup> ODS-3 C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm) với hệ pha động: ACN: nước, rửa giải gradient. Phương pháp đã được thẩm định độ đặc hiệu, đường chuẩn từ 10 % đến 250 % nồng độ định lượng có hệ số tương quan: 0,9993 và 0,9999, độ lặp lại, độ tái lặp tại 2 PTN là BM. Hoá phân tích - Độc chất, Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đều có RSD% &lt; 3,0 %, độ thu hồi nằm trong khoảng từ 95,0 đến 105,0 % và giới hạn định lượng của cleisindosid D và cleistantoxin là 0,05 và 0,1 µg/ml. Áp dụng phương pháp để xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu và cao khô chiết xuất từ quả chà chôi đang được nghiên cứu, phát triển thành thuốc điều trị ung thư.</p> Nguyễn Lâm Hồng Nguyễn Quang Đoàn Nguyễn Văn Giang Phạm Văn Cường Đoàn Thị Mai Hương Trần Việt Hùng Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 69 75 Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích đồng thời dư lượng thuốc trừ sâu sinh học sử dụng phổ biến trong rau ăn lá, quả bằng phương pháp LC-MS/MS https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48729 <p>Những năm gần đây, thuốc trừ sâu sinh học đang chiếm vai trò ngày càng quan trọng, thay thế cho các HCBVTV hóa học thường sử dụng trước đây và trở thành công cụ chính trong nhiều chương trình phòng ngừa sâu hại trên thế giới. Hiện nay, các chế phẩm thương mại chứa hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm sinh học được khuyến khích sử dụng trong nông nghiệp nên việc sản xuất và sử dụng các chất này ngày càng nhiều và phổ biến. Mặc dù mức độ độc hại của HCBVTV sinh học thấp hơn đáng kể so với các HCBVTV hóa học truyền thống, nhưng chúng vẫn có những giới hạn nồng độ tiềm ẩn nguy cơ đối với&nbsp; sức khỏe con người. Nếu không được sử dụng hợp lý và tuân thủ thời gian cách ly, các thuốc sinh học có thể để lại dư lượng trong sản phẩm, gây ra các tác động cấp (trên hệ tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, kích ứng da…) và mãn tính, thậm chí có khả năng gây đột biến, ung thư cho người. Trên thế giới và tại Việt Nam, hiện nay các công trình nghiên cứu xác định dư lượng HCBVTV thuộc nhóm sinh học trong nông sản bằng các kỹ thuật phân tích hiện đại còn hạn chế. Do đó, việc phát triển phương pháp phân tích đồng thời dư lượng các HCBVTV sinh học sử dụng phổ biến trong rau, củ như abamectin, emamectin, azadirachtin bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối với đầu dò khối phổ (<strong><em>LC-MS/MS</em></strong>) cho độ đặc hiệu, độ nhạy, chính xác và tin cậy cao là một yêu cầu rất cẩn thiết và có tính mới.</p> <p><em>Đối tượng nghiên cứu</em></p> <p>Gồm 3 loại hóa chất BVTV nhóm sinh học: abamectin (ABA), emamectin (EMA), azadirachtin (AZA). Mẫu hỗn hợp chuẩn của 3 thuốc trừ sâu trong nghiên cứu.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>Hỗn hợp chuẩn ABA, EMA, AZA được pha trong methanol đến nồng độ khoảng 250 ppb và bơm trực tiếp vào hệ thống khối phổ Xevo TQD, sử dụng chế độ Auto tune trong phần mềm Masslynx 4.1 để tối ưu hóa điều kiện khối phổ.</p> <p><em>Kết luận</em></p> <p>Nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình định tính, định lượng đồng thời dư lượng HCBVTV abamectin, emamectin, azadirachtin thường sử dụng trên rau ăn lá, rau ăn quả bằng phương pháp <strong><em>LC - MS/MS</em></strong>. Quy trình định lượng này đã được thẩm định đạt theo hướng dẫn của EC-657/2002. Quy trình phân tích có tính chọn lọc, độ chính xác, tin cậy cao và được ứng dụng thực tế để kiểm soát chất lượng 24 mẫu của 8 loại rau ăn lá, rau ăn quả thu thập tại 4 siêu thị thuộc Thành phố Rạch giá, tỉnh Kiên Giang.</p> Nguyễn Thanh Vy Phạm Thanh Châu Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 75 80 Đánh giá tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa của loài Gynostemma burmanicum King ex Chakrav. var molle C. Y. Wu. https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48730 <p>Giảo cổ lam (GCL) <em>Gynostemma pentaphyllum</em> (Thunb.) Makino. đã có một số công bố về tác dụng như hạ cholesterol, hạ đường huyết, tăng cường đáp ứng miễn dịch, ức chế khối u, bảo vệ gan- chống oxy hóa. Loài <em>Gynostemma burmanicum</em> King ex Chakrav. thu hái tại tỉnh Bắc Kạn đã được nghiên cứu về thành phần hóa học, độc tính cấp và một số tác dụng sinh học. Bài báo này trình bày về tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa của cao chiết chứa saponin loài <em>Gynostemma burmanicum</em> thu hái ở Bắc Cạn.</p> <p><em>Nguyên liệu</em></p> <p>Dược liệu nghiên cứu thu hái tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vào tháng 5 năm 2018.</p> <p><em>Phương pháp nghiên cứu</em></p> <p>- Chiết xuất: Sử dụng dung môi ethanol 70 %, ngâm chiết với dược liệu ở nhiệt độ phòng.</p> <p>- Định tính: Định tính các nhóm chất bằng thuốc thử chung.</p> <p>- Định lượng: Định lượng saponin toàn phần bằng phương pháp đo quan</p> <p>- Đánh giá tác dụng bảo vệ gan chống oxy hóa</p> <h2>Kết luận&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</h2> <p>Bằng các phản ứng hóa học, quan sát hiện tượng tạo bọt, hiện tượng phá huyết và sắc ký lớp mỏng đã xác định saponin là thành phần chính trong cắn chiết nước từ loài<em> Gynostemma burmanicum</em> King et Chakrav. var <em>molle</em> C. Y. Wu (Giảo cổ lam Miến Điện) thu hái ở Bắc Kạn.</p> <p>Bằng phương pháp đo quang đã xác định được hàm lượng saponin trong dược liệu khô là 5,02 %, trong cắn chiết nước là 9,08 %.</p> <p>Phần cắn nước giàu saponin loài <em>Gynostemma burmanicum</em> King et Chakrav. var <em>molle</em> C. Y. Wu với liều tương đương 4 g và 20 g dược liệu/kg cân nặng chuột đều làm giảm rõ rệt hoạt độ AST, ALT trong máu và MDA trong dịch đồng thể gan chuột so với lô mô hình (p &lt; 0,05), thể hiện rõ tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa của loài giảo cổ lam <em>Gynostemma burmanicum</em> King et Chakrav. var <em>molle</em> C. Y. Wu..</p> Thân Thị Kiều My Phạm Thanh Kỳ Nguyễn Thị Vân An Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 81 84 Nghiên cứu đánh giá một số đặc tính của nano niosome mang rutin và dịch chiết gel lô hội https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/48743 <p>Rutin hay còn gọi là vitamin P, là một flavonoid tự nhiên có tính chất chống oxi hóa, trẻ hóa làn da, và tiềm năng ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da. Niosome với cấu trúc nang, với lớp vỏ kép cấu tạo gồm chất diện hoạt không ion hóa bao bọc lõi nước bên trong có khả năng mang dược chất thân nước và dược chất thân dầu. Ngoài ra, với kích thước nhỏ và linh động, niosome có tác dụng cải thiện tính thấm của dược chất qua da. Trong nghiên cứu trước của nhóm tác giả đã nghiên cứu xây dựng công thức niosome rutin-lô hội bằng phương pháp hydrat hóa film kết hợp siêu âm để làm giảm kích thước tiểu phân. Tuy nhiên, các đặc tính về nhiệt và khả năng thấm thuốc vào trong da của tiểu phân nano niosome chưa được đánh giá. Do đó, trong nghiên cứu này, niosome rutin - lô hội được tiếp tục đánh giá hình thái bằng hiển vi điện tử quét, phổ hồng ngoại, phân tích nhiệt quét vi sai và khả năng tích lũy trong da bằng thử nghiệm <em>ex-vivo</em>.</p> <p><em>Nguyên liệu</em></p> <p>Rutin được mua từ Công ty Cổ phần Thương mại Dược vật tư y tế Khải Hà (Việt Nam), cholesterol được MP Biomedicals North America (Mỹ) cung cấp, Span 60 (Singapore), natri carboxymethyl cellulose, methanol, glycerin (Trung Quốc), methanol sắc ký từ hãng J. T. Baker (Mỹ). Nước tinh khiết được điều chế tại phòng thí nghiệm, Việt Nam.</p> <p><a name="_Toc9426917"></a><em>Phương pháp </em><em>nghiên cứu</em></p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Phương pháp chiết xuất gel lô hội</p> <p>- Niosome rutin-lô hội được bào chế bằng phương pháp hydrat hóa màng film</p> <p><a name="_Toc9426921"></a>- Đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome rutin</p> <p>- Phương pháp định lượng rutin trong hỗn dịch niosome bằng phương pháp hấp thụ UV-Vis</p> <p>- Phương pháp định lượng rutin bằng phương pháp HPLC</p> <p>- Bào chế hydrogel chứa niosome rutin-lô hội 0,25 %</p> <p><a name="_Toc9426920"></a>- Bào chế hydrogel lô hội chứa rutin 0,25 %</p> <p>- Hình thái tiểu phân niosome rutin</p> <p>- Đánh giá một số đặc tính vật lý của niosome rutin-lô hội</p> <p><a name="_Toc9426922"></a>- Đánh giá lượng dược chất lưu trữ trên da của gel lô hội chứa niosome rutin-lô hội<a name="_Toc9426923"></a> 0,25 % bằng thử nghiệm ex-vivo</p> <p><em>Kết luận&nbsp; </em></p> <p>Tiểu phân niosome rutin-lô hội hình cầu, tương đối đồng đều, có đường kính khỏang 150 nm. Kết quả phổ hồng ngoại cho thấy có liên kết hydro giữa rutin và Span 60 và cholesterol. Phân tích nhệt vi sai cho thấy dược chất rutin phân tán dưới dạng phân tử trong tiểu phân niosome. Nghiên cứu <em>ex-vivo</em> trên da chuột cho thấy gel niosome rutin-lô hội có kích thước 48 µm và 160 nm, tăng lượng rutin lưu trữ trong da cao gấp 1,4 lần và 6 lần so với gel lô hội chứa rutin nguyên liệu. Kết quả này cho thấy, niosome rutin kết hợp lô hội có tiềm năng ứng dụng trong các chế phẩm mỹ phẩm chăm sóc da.</p> Trần Thị Hải Yến Hoàng Thị Hiền Nguyễn Thị Thanh Duyên Bản quyền (c) 2020-06-30 2020-06-30 60 06 84 88