VẬN DỤNG GIÁ TRỊ MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN GIAN HÀNG TRỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

  • BÙI THỊ GIANG
Từ khóa: Giá trị màu sắc, giảng dạy, môn mĩ thuật, trung học cơ sở

Tóm tắt

Trong bối cảnh hiện nay, việc gắn kết, bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mỹ dân tộc đang là vấn đề cần được xem xét và coi trọng. Tranh dân gian nói chung, tranh dân gian Hàng Trống nói riêng đã tạo hứng sáng tạo trong dạy và học tại các trường phổ thông. Trong chương trình phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung, trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực mĩ thuật - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ; trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội. Bài viết đặt vấn đề tìm hiểu về vận dụng những giá trị màu sắc của tranh dân gian Hàng Trống trong việc giảng dạy Mĩ thuật ở cấp trung học cơ sở (THCS) nhằm giáo dục học sinh biết yêu thích cái đẹp và cảm nhận được màu sắc trong tranh dân gian Hàng Trống. Đồng thời, phát huy năng lực sáng tạo và khả năng độc lập của học sinh, tổ chức đánh giá sản phẩm học sinh, tổ chức cho học sinh các trò chơi học tập và liên hệ thực tiễn cuộc sống.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21