Đặc điểm địa hóa -địa chất chỉ thị nguồn gốc thành tạo kiểu mỏ đồng ở trường quặng Kon Rá

  • Nguyễn Văn Niệm
  • Nguyễn Tiến Dũng
  • Trần Duân
  • Mai Trọng Tú
  • Đỗ Đức Nguyên
  • Dương Công Hiếu
  • Bùi Hữu Việt
  • Phạm Hùng Thanh
Từ khóa: Địa hóa- địa chất,Kiểu mỏ đồng,Kon Rá,Skarnoid.

Tóm tắt

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm thạch học - khoáng vật, đặc điểm cấu trúc kiến tạo, địa hóa các nguyên tố chính và nguyên tố vết của đá gốc, đá biến đổi, quặng, đất, địa hóa khoáng vật, khoáng tướng, bao thể đã xác định nguồn gốc thành tạo quặng liên quan với granit có tính oxy hóa và quá trình biến chất trao đổi kiểu skarnoid ở trường quặng đồng Kon Rá. Đặc điểm thạch học, khoáng vật chỉ thị quá trình biến chất trao đổi chuyển tiếp của skarn và sừng hóa hay còn gọi là giai đoạn biến chất trao đổi trung gian (bimetasomatic stage) - kiểu mỏ skarnoid: diopxit biểu hiện cho giai đoạn skarnoid tiến hóa (progade skarnoid); tremolit, actinolit, thạch anh, chlorit, magnetit, molipdenit, ít hơn là chalcopyrit, pyrotin, pyrit chỉ thị giai đoạn skarnoid tiến hóa giật lùi (retrograde skarnoid); tiếp theo là giai đoạn sulfua - thạch anh (khoáng vật chính gồm: thạch anh, chacopyrit, pyrit, pyrotin, molipdenit). Kết quả này cũng phù hợp với nhiệt độ thành tạo 210÷270 0C và sự phân đới địa hóa các nguyên tố từ khối xâm nhập qua đới ngoại tiếp xúc chứa quặng và đá vây quanh như sau: Cu, Zn, Ca (khi đới có các thành tạo giàu vôi), Fe3+, Mo tăng ở đới ngoại tiếp xúc chứa quặng gần đá xâm nhập acid; ngược lại, biến thiên từ đới này ra phía ngoài, tỷ số Pb/Cu, Zn/Cu và hàm lượng As tăng. Ngoài ra, biểu hiện khoáng hóa urani liên quan đến giai đoạn magma mu

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-14
Chuyên mục
Bài viết