Ứng dụng phương pháp hệ số tin cậy (CF) và mô hình thống kê Bayes đánh giá mối quan hệ giữa trượt lở với các yếu tố liên quan tại khu vực huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

  • Nguyễn Quang Minh
  • Nguyễn Quốc Phi
  • Phan Đông Pha
  • Nguyễn Việt Hưng
Từ khóa: Bảo Thắng, Hệ số tin cậy, Lào Cai, Thống kê Bayes, Trượt lở

Tóm tắt

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hiện tượng tai biến trượt lở với tần suất và cường độ ngày càng cao, gây thiệt hại lớn và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực. Việc áp dụng các phương pháp toán địa chất vào nghiên cứu tai biến trượt lở ngày càng được quan tâm do tính chất định lượng hóa của các thông số và kết quả tính toán. Kết quả tính toán mối quan hệ tương quan trong nghiên cứu cho thấy: nhóm các yếu tố độ dốc địa hình, chỉ số độ nhám địa hình, mật độ đứt gãy/lineament, thạch học - địa tầng, đặc điểm địa chất công trình, loại hình vỏ phong hóa và lượng mưa ngày lớn nhất đóng vai trò quan trọng nhất và có ảnh hưởng chính đến việc hình thành các khối trượt tại khu vực nghiên cứu. Để phân vùng nguy cơ xảy ra tai biến, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp hệ số tin cậy (Certainty Factor - CF) và mô hình thống kê Bayes để đánh giá mối quan hệ giữa khả năng xảy ra tai biến trượt lở với các yếu tố môi trường liên quan. Phân tích thực tế tại khu vực huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai cho thấy độ chính xác của hai phương pháp đạt được lần lượt là 87% và 92%. Các kết quả đạt được cho thấy khả năng áp dụng hiệu quả các phương pháp toán định lượng trong đánh giá tai biến địa chất phục vụ công tác quản lý và phòng chống thiên tai tại địa phương

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-10
Chuyên mục
Bài viết