Phương pháp phân lớp đámmây điểm LiDAR sử dụng độ cao và cường độ phản xạ của điểm

  • Nguyễn Thị Hữu Phương
  • Đặng Văn Đức
  • Nguyễn Trường Xuân
  • Phạm Hữu Lợi
  • Nguyễn Minh Thắng
Từ khóa: Cường độ phản xạ, Đám mây điểm LiDAR, Độ cao điểm, LiDAR

Tóm tắt

Dữ liệu thu nhận được từ LiDAR gồm nhiều thông tin có giá trị và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trắc địa – bản đồ, khảo cổ, thông tin truyền thông,…. Đám mây điểm LiDAR chứa nhiều thông tin về đối tượng như độ cao điểm, cường độ phản xạ của điểm, khoảng cách danh nghĩa (Nominal Point Spacing - NPS), giá trị độ xám,… mỗi thông tin được sử dụng trong bài toán khác nhau để làm rõ hơn sự phân bố không gian ba chiều, phân bố bề mặt hay đặc trưng của địa hình, địa vật tại khu vực khảo sát. Trong bài báo, nhóm tác giả sử dụng thông tin độ cao và cường độ phản xạ, hai đặc trưng điển hình của dữ liệu LiDAR, để thực hiện bài toán phân lớp ứng dụng thành lập mô hình số độ cao (DEM), mô hình số bề mặt (DSM) và mô hình 3D để xác định sự phân bố của địa hình, địa vật tại khu vực thử nghiệm. Thông tin độ cao được nhóm tác giả sử dụng để tách nhóm điểm mặt đất (ground) và không mặt đất (non – ground). Giá trị cường độ phản xạ sẽ được sử dụng để tăng độ chính xác khi thực hiện phân loại điểm không mặt đất thành lớp thực vật, nhà cao tầng. Việc sử dụng cường độ phản xạ của điểm giúp tăng cường độ chính xác của các phương pháp xử lý hình học dựa trên độ cao điểm như trước đây. Với độ chính xác của bài toán phân lớp: đất (93,8%), công trình (91,0%) thực vật (93,7%), các mô hình được thành lập đã chỉ ra sự phân bố của bề mặt đáp ứng được yêu cầu của bài toán ứng dụng

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-10
Chuyên mục
Bài viết