Nghiên cứu đánh giá sự cải thiện sức chịu tải của móng nông sử dụng cọc đường kính nhỏ

  • Bùi Văn Đức
  • Nguyễn Văn Mạnh
  • Nguyễn Đăng Trọng
  • Vũ Nho Trường
Từ khóa: Cọc đường kính nhỏ, Gia cường nền móng, Phần tử hữu hạn, Sức mang tải của nền

Tóm tắt

Bài báo trình bày một trường hợp nghiên cứu cụ thể ứng dụng công nghệ cọc đường kính nhỏ để cải thiện sức chịu tải của nền dưới móng nông của công trình cũ. Kết quả nghiên cứu tính toán cho thấy sức chịu tải của nền dưới móng nông cải thiện đáng kể sau khi được gia cường bằng cọc đường kính nhỏ (micropile). Trong đó, hiệu quả cải thiện sức chịu tải của nền phụ thuộc vào phương pháp thiết kế gia cường, bao gồm: góc nghiêng ((), chiều dài (L), khoảng cách của cọc micropile đến mép móng (S). Cụ thể, với cùng một chiều dài cọc thì sức chịu tải của nền sử dụng cọc micropile đạt giá trị lớn nhất khi tỷ số S/B nằm trong khoảng (0,5(0,75); việc bố trí cọc xiên cải thiện sức chịu tải của nền tốt hơn cọc thẳng đứng nhờ vào hiệu ứng nén chặt của đất dưới đáy móng. Bên cạnh đó, khi địa tầng ngay dưới đáy móng gồm các lớp đất có sức chịu tải tương đối tốt (sét trạng thái nửa cứng đến cứng, cát chặt vừa đến chặt,…) thì tỷ số L/B nên nằm trong khoảng (2,0÷3,0), vượt quá giá trị này thì mức độ cải thiện sức chịu tải của nền không đáng kể. Nói một cách khác, việc thiết kế chiều dài cọc trong phương án gia cường nên chú ý đến mối tương quan giữa chiều dài cọc và vùng ảnh hưởng (ứng suất) do tải trọng tác dụng dưới đáy móng để đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế của phương án gia cường

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-11
Chuyên mục
Bài viết