Đánh giá khả năng phân hủy dầu trong mùn khoan dầu khí bằng chất hoạt hoá bề mặt sinh học của một số chủng vi sinh vậ
Tóm tắt
Mùn khoan được tạo ra trong quá trình khoan thăm dò và phát triển mỏ,
bao gồmhỗn hợp đất, đá bị nhiễmdầu, hóa chất và dung dịch khoan. Việc xử
lý nguồn rác thải này rất khó khăn và tốn kém nên chất hoạt động bề mặt
sinh học do visinh vật tạo ra được coi là phương pháp xử lý sinh học có hiệu
quả cao. Chất hoạt hóa bề mặtsinh học là hợp chất lưỡng cực cho phép hòa
tan các chất không hòa tan vào nước, tạo ra dung dịch nhũ tương giúp vi
sinh vậttiếp xúc tốt hơn với dầu và dễ dàng phân hủy dầu bị ô nhiễm.Nghiên
cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phân hủy dầu trong mùn
khoan bằng chất hoạt hoá bề mặt sinh học (CHHBMSH) do một số chủng vi
sinh vậtsinh ra.Kết quả cho thấy, 4 chủng visinh vật được tuyển chọn từ các
khu vực Cát Bà,Huế và Vũng Tàu là Brevibacteria celere, Oligella ureolytica,
Stenotrophomonas maltophilia và Paenibacillus mancerans đều có khả
năng phân hủy dầu trongmùn khoan dầu khí. Chỉsố nhũ hóa (E24) cao nhất
của bốn chủng sau 5 ngày nuôi lắc với tốc độ 200 vòng/phút ở điều kiện pH
= 7,5; nhiệt độ 300C; nồng độ NaCl 1%, nguồn carbon là saraline và DO đã
ghi nhận giá trị lần lượt là 71, 52, 59 và 73%. Kết quả này chỉ ra rằng chất
hoạt hóa bề mặt sinh học là nhóm hoạt chất có tiềm năng trong việc xử lý ô
nhiễmtrong ngành dầu khí nói riêng và xử lý ô nhiễmmôitrường nói chung