Việc lọc đám mây điểm LiDAR sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV-LiDAR) ở khu vực có thực phủ dày đặc nhằm xây dựng mô hình số địa hình (DTM) là yêu cầu cơ bản của thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Bài báo có mục đích nghiên cứu sử dụng bộ lọc hìn

  • Trần Trung Anh
  • Trần Hồng Hạnh
  • Quách Mạnh Tuấn
Từ khóa: Đám mây điểm, Lọc điểm, Mô hình số địa hình Thực phủ, UAV-LiDAR

Tóm tắt

Việc lọc đám mây điểm LiDAR sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV-LiDAR) ở khu vực có thực phủ dày đặc nhằm xây dựng mô hình số địa hình (DTM) là yêu cầu cơ bản của thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Bài báo có mục đích nghiên cứu sử dụng bộ lọc hình thái đơn giản (SMRF) với các tham số phù hợp để phân tách các điểm phi địa hình (điểm địa vật: cây cối, điểm nhiễu,…) và các điểm của bề mặt địa hình. Phương pháp nghiên cứu của bài báo là ứng dụng lập trình thuật toán và kết hợp hai thuật toán lọc là SMRF và lọc phân bố, thử nghiệm các tham số đầu vào khác nhau trên phạm vi nghiên cứu ở rừng quốc gia Ba Bể. Các tham số này gồm độ rộng khung lưới ô vuông tham chiếu Gcell (m), bán kính cửa sổ lọc nwd và ngưỡng chiều cao địa vật Eth (m). Đám mây điểm của mặt đất địa hình sau phép lọc SMRF được tiếp tục lọc phân bố mật độ với thuật toán chỉ giữ điểm có độ cao thấp nhất trong cửa sổ lọc để loại bỏ các vị trí mật độ điểm cao. Từ đó phép lọc này góp phần nhẹ hóa dung lượng điểm để xây dựng DTM nội suy đường bình độ được trơn tru, hài hòa, chính xác và đảm bảo tính thẩm mỹ của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kết quả của nghiên cứu là các công thức ước tính tham số đầu vào hợp lý cho hai phép lọc (Gcell = 3 m, nwd = 3, Eth = 0,2 m) đảm bảo thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000, đồng mức 1 m ở rừng quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-10
Chuyên mục
Bài viết