Đặc điểm địa hóa, địa chất chỉ thị khoáng hóa Wolfram định hướng tìm kiếm kiểu mỏ Wolfram khu vực thôn Vàu - Đông Giang (Quảng Nam) và vùng lân cận

  • Nguyễn Văn Niệm
  • Đỗ Đức Nguyên
  • Nguyễn Văn Nam
  • Maksim Blokhin
Từ khóa: Chuyên hóa sinh khoáng, Kiểu mỏ wolfram, Thôn Vàu.

Tóm tắt

Khoáng hóa Wolfram (W) khu vực thôn Vàu - Đông Giang (Quảng Nam) phân bố dọc theo suối nhỏ đi cùng với các khoáng hóa sulfua khác, ở dạng tảng lăn từ nhỏ tới lớn. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gặp sheelit, pyrotin, arsenopyrit; ít chalcopyrit, pyrit. Quặng phân bố kiểu mạng mạch trong các đá trầm tích biến chất màu xám, xám sáng thành phần thạch anh - mica xen đá phiến thạch anh felspat mica, phiến sericit, phiến bị sericit hóa thuộc hệ tầng A Vương (Tập 3). Sheelit tồn tại khu vực biểu hiện sừng hóa, bezerit hóa; vùng lân cận gặp biểu hiện skarn yếu. Chúng có những biểu hiện của kiểu mỏ W skarn. Đặc điểm địa hóa với thành phần W trong quặng đạt tới 2323 ppm (0,023%), As - 110366 ppm (1,10%), Co - 212,3 ppm; đá granit liên quan (Granit khối Bà Nà) đạt 1517 ppm W thuộc rìa khối magma (Alaskit hạt nhỏ, giống với thành phần các tảng lăn ở dải quặng), trung tâm khối là granit hạt nhỏ với hàm lượng 794 ppm. Như vậy, hai kiểu đá granit có tính chuyên hóa sinh khoáng rất cao W (Ktt = 397 (granit hạt nhỏ); Ktt = 758,7 (Granit Alaskit). Ngoài ra, các đá này còn có tính chuyên hóa sinh khoáng về As (277,4 ppm trong granit hạt nhỏ; 29,9 ppm trong alaskit).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-10
Chuyên mục
Bài viết