https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/issue/feed Tạp chí Khoa học Tây Nguyên 2023-11-20T01:35:34+07:00 TS. Nguyễn Đình Sỹ tapchikhoahocdhtn@ttn.edu.vn Open Journal Systems <p><strong>Trường Đại học Tây Nguyên</strong></p> https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86795 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý mượn trả tài liệu tại thư viện Trường Đại học Tây Nguyên 2023-11-20T01:33:56+07:00 Thị Lành Nguyễn ntlanh@ttn.edu.vn Hải Trương ntlanh@ttn.edu.vn Thị Lê Vân Trần ntlanh@ttn.edu.vn <p>Quy trình mượn trả là bài toán cơ bản của thư viện nói chung và thủ thư nói riêng. Với việc quản lý mượn trả bằng thủ công như thời gian trước đã gặp nhiều trở ngại trong công việc mượn trả cơ bản, gây khó khăn cho công việc thống kê, theo dõi và quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin vào Quản lý mượn trả tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên đã là một công cụ hỗ trợ cho thư viện trong các công tác quản lý mượn trả sách trong thời điểm hiện tại. Nhờ liên kết với cơ sở dữ liệu đào tạo hiện có của Nhà trường, công việc thống kê, tổng hợp cũng được thuận lợi và chính xác hơn. Ngoài ra, kết quả của đề tài còn giúp cho sinh viên thuận lợi trong việc tra cứu tài liệu cũng như xác thực kết quả mượn trả trực quan, chính xác hơn.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86801 Nghiên cứu khả năng nhân giống, sinh trưởng và tích lũy hợp chất kinsenoside của cây lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (wall.) Lindl. ở điều kiện ex vitro 2023-11-20T01:34:07+07:00 Tấn Hưng Võ phanxuanhuyen1974@gmail.com Xuân Huyên Phan phanxuanhuyen1974@gmail.com <p>Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl.) là một trong những loài thảo dược quý và tốt cho sức khỏe của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu khả năng nhân giống ex vitro, sự sinh trưởng của cây và đánh giá sự tích lũy hợp chất kinsenoside của cây Lan kim tuyến cấy mô trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo. Kết quả cho thấy, nồng độ của NAA từ 0 - 1.000 ppm đều phù hợp lên khả năng tạo rễ ex vitro và sinh trưởng của cây, với tỷ lệ mẫu tạo rễ và tỷ lệ sống đạt 100%. Các vị trí đốt thân của cây đều có khả năng tái sinh và sinh trưởng chồi ở điều kiện ex vitro và thích hợp làm nguồn nguyên liệu để nhân giống ex vitro cây Lan kim tuyến, với tỷ lệ tái sinh chồi và tỷ lệ sống đạt 100%. Giá thể đất sạch vụn xơ dừa phù hợp nhất để chuyển cây cấy mô ra điều kiện ngoài vườn ươm, với chiều cao cây 9,19 cm, chiều dài rễ 7,11 cm, chiều dài lá 2,68 cm, chiều rộng lá 1,86 cm, khối lượng tươi 0,92 g/cây và tỷ lệ sống 100%. Phun phân Nitrophoska kết hợp với phân Sinh học Vinh Thanh tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây, với chiều cao cây 13,29 cm, chiều dài rễ 11,26 cm, chiều dài lá 3,54 cm, chiều rộng lá 2,78 cm, khối lượng tươi 2,62 g/cây và tỷ lệ sống 86,67%. Cây Lan kim tuyến được trồng trong điều kiện vườn ươm sau 8 tháng tuổi có khả năng tích lũy hợp chất kinsenoside đạt 7,19% theo khối lượng khô.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86802 Ổn định tiệm cận của tập giả giá của các thành phần thuần nhất của môđun phân bậc 2023-11-20T01:34:17+07:00 Hữu Khánh Phạm phkhanh@ttn.du.vn <p>Cho&nbsp;<img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20%5CRe%20%3D%5Cunderset%7Bn%5Cge%200%7D%7B%5Cmathop%7B%5Coplus%20%7D%7D%5C%2C%7B%7BR%7D_%7Bn%7D%7D" alt="\Re =\underset{n\ge 0}{\mathop{\oplus }}\,{{R}_{n}}"> &nbsp;là một đại số phân bậc chuẩn hữu hạn sinh trên&nbsp;<img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20%7B%7BR%7D_%7B0%7D%7D%3DR" alt="{{R}_{0}}=R"> , trong đó (<em>R,m) </em>là vành Noether địa phương với iđêan cực đại m và <img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20%5Cmathfrak%7BM%7D%3D%5Cunderset%7Bn%5Cge%200%7D%7B%5Cmathop%7B%5Coplus%20%7D%7D%5C%2C%7B%7BM%7D_%7Bn%7D%7D" alt="\mathfrak{M}=\underset{n\ge 0}{\mathop{\oplus }}\,{{M}_{n}}"> là <img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20%5CRe%20-" alt="\Re -"> môđun phân bậc hữu hạn sinh. Trong bài báo này chúng tôi chỉ ra rằng, với mọi số nguyên <img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20i%5Cge%200" alt="i\ge 0">, tập hợp <img src="https://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cinline%20%7B%7B%5Cleft%28%20%5Ctext%7BPsupp%7D_%7BR%7D%5E%7Bi%7D%28%7B%7BM%7D_%7Bn%7D%7D%29%5Cbackslash%20%5Ctext%7BPsupp%7D_%7BR%7D%5E%7Bi-1%7D%28%7B%7BM%7D_%7Bn%7D%7D%29%20%5Cright%29%7D_%7B%5Cge%20i-2%7D%7D" alt="{{\left( \text{Psupp}_{R}^{i}({{M}_{n}})\backslash \text{Psupp}_{R}^{i-1}({{M}_{n}}) \right)}_{\ge i-2}}"> ổn định khi <em>n</em> đủ lớn.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86807 Tính (p,h)-lồi đối xứng hóa và một số bất đẳng thức kiểu Hermite-Hadamard 2023-11-20T01:34:22+07:00 Bá Thông Lê lbthong@ttn.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Bài báo này giới thiệu hàm </span><span class="fontstyle2">(p,h)-</span><span class="fontstyle0">lồi đối xứng hóa và thiết lập một số bất đẳng thức kiểu HermiteHadamard cho lớp hàm mới.</span></p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86809 Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học và triệu chứng ở chó nhiễm Babesia spp. 2023-11-20T01:34:24+07:00 Huỳnh Việt Thắng Lương vietthang.taynguyenuni@gmail.com Thị Bảo Trân Võ vietthang.taynguyenuni@gmail.com <p>Phân tích một số chỉ tiêu huyết học máu của 106 chó nhiễm Babesia spp. tại trạm xá Thú y trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn chó nhiễm Babesia spp. giảm hồng cầu là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán, xác định chó nhiễm Babesia spp. Số lượng hồng cầu thấp (78,30%), lượng hemoglobin thấp (66,04%) và lượng tiểu cầu giảm (73,58%), bạch cầu tăng (61,32%). Khi đánh giá phần lớn chó nhiễm Babesia spp. có hàm lượng AST, ALT, urea, creatinin đều cao so với mức bình thường. Cụ thể, hàm lượng AST tăng (28,30%) và ALT tăng cao (27,36%), urea tăng cao (33,01%) và creatinin tăng (25,47%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chó bệnh thường có các triệu chứng như: mệt mỏi, giảm ăn; tần số hô hấp và tần số nhịp tim tăng; sốt; niêm mạc nhợt nhạt hoặc hoàng đản; đôi khi có xuất huyết điểm ở niêm mạc miệng và da dưới bụng.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86814 Ảnh hưởng của than sinh học từ vỏ quả cà phê đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) giai đoạn kinh doanh 2023-11-20T01:34:30+07:00 Thị Kiều An Đỗ dtkan@ttn.edu.vn Công Huyền Vy Trình dtkan@ttn.edu.vn Thị Quỳnh Hoa Phạm dtkan@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Than sinh học (TSH) là một vật liệu hữu cơ giàu carbon được biết đến là một vật liệu có khả năng cải thiện sức khỏe của đất canh tác, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của nhiều loại cây trồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của lượng TSH sản xuất từ vỏ quả cà phê đến lý, hóa và sinh tính đất trồng cà phê vối cũng như đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê nhân. Một thí nghiệm gồm 4 công thức (CT1: đối chứng, không bón TSH + 100% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình Tái canh cây cà phê vối; CT2: bón 1 tấn TSH + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình; CT3: bón 2 tấn TSH/ha + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình; CT4: bón 3 tấn TSH/ha + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình), 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đã được thực hiện trong vườn cà phê vối năm thứ tư trồng trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 5 tháng xử lý, mặc dù lượng phân NPK vô cơ đã giảm 20% Quy trình nhưng công thức bón TSH sản xuất từ vỏ quả cà phê với lượng 3 tấn/ha (CT4) đã có ảnh hưởng tốt nhất đến các chỉ tiêu lý tính (độ ẩm tăng 12,3%, độ xốp tăng 3,1%) và hóa tính đất (pH<sub>KCl</sub>&nbsp;tăng 1,17 đơn vị, OM% tăng 21,4%, CEC tăng 30,5%, N<sub>ts&nbsp;</sub>tăng 4 10,1%, P<sub>2</sub>O<sub>5dt</sub>&nbsp;tăng 19,2%, K<sub>2</sub>O<sub>dt</sub>&nbsp;tăng 6,7%), làm tăng sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, góp phần làm tăng năng suất cà phê nhân 24,5% so với ở công thức đối chứng. Các mức TSH bón cho đất trong thời gian thí nghiệm chưa ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu mật độ tuyến trùng ký sinh&nbsp;<em>Pratylenchus&nbsp;</em>sp., mật độ nấm bệnh&nbsp;<em>Fusarium</em>&nbsp;spp., tỷ lệ tươi:nhân và tỷ lệ nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong thời gian tới, cần đánh giá tác động lâu dài của TSH đến sức khỏe của đất trồng cây cà phê cũng như sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê nhân.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86815 Đánh giá khả năng nhiễm nấm bệnh và tuyến trùng của một số giống hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới 2023-11-20T01:34:39+07:00 Đăng Duyên Ngô ndduyen@ttn.edu.vn Thị Phượng Trần tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Nguyệt Quế Trang tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Nghiên cứu được tiến hành trên năm giống hồ tiêu bao gồm giống hồ tiêu Vĩnh Linh, giống hồ tiêu Ấn Độ, giống hồ tiêu Trâu, giống hồ tiêu Lộc Ninh và giống hồ tiêu Sẻ với mục tiêu là khảo nghiệm, đánh giá giống hồ tiêu có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng trong điều kiện nhà lưới, trồng trên đất nhiễm bệnh và bổ sung nguồn bệnh. Thử nghiệm trong nhà lưới cho thấy so với giống hồ tiêu Sẻ, mật độ nấm bệnh trong đất trồng hồ tiêu Vĩnh Linh giảm 65,7%, mật độ tuyến trùng đất giảm 53%, tuyến trùng trong rễ giảm 37,5%; mật độ nấm bệnh trong đất trồng tiêu Trâu giảm 55%, mật độ tuyến trùng đất giảm 43%, tuyến trùng trong rễ giảm 33%. Kết quả đánh giá tốc độ tăng trưởng của các giống hồ tiêu cũng cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu tăng trưởng nhanh gấp 2,34 lần và 2,46 lần so với giống hồ tiêu Sẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu là hai giống hồ tiêu đạt tiêu chí đã đề ra (tỷ lệ bệnh dưới 30%, tỷ lệ chết dưới 10%, mật độ nấm bệnh và tuyến trùng giảm trên 50%), hai giống hồ tiêu này có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng tốt hơn so với các giống hồ tiêu còn lại, tốc độ tăng trưởng tốt. Từ kết quả này, giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu được lựa chọn đề xuất đưa ra trồng thử nghiệm trên quy mô đồng ruộng.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86816 Ảnh hưởng của rơm rạ và sản phẩm ủ của nó đến sự cố định cadmium trong đất đỏ bằng than sinh học 2023-11-20T01:34:45+07:00 Thị Biên Thùy Trần tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Hong Qing Hu hqhu@mail.hzau.edu.cn <p>Lợi dụng có hiệu quả các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để cố định cadmium trong đất đã trở thành một chủ đề được khoa học môi trường quan tâm. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của rơm rạ (RS), sản phẩm ủ của nó (DRS) và than sinh học làm từ rơm rạ (BC) đến sự cố định cadmium (Cd) trong đất. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tất cả các công thức thí nghiệm trên nền xử lý với 3% than sinh học kết hợp với RS hoặc DRS với tỷ lệ từ 0% đến 15% đã làm tăng pH đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất (SOM) ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Khi RS hoặc DRS kết hợp với BC ở các tỷ lệ khác nhau đã làm cho hàm lượng cadmium trong quy trình chiết độc tính (TCLP) giảm với tỷ lệ phân biệt là 6,2 – 25,1% và 6,2 – 31,7%. Đối với quy trình chiết của Châu Âu (BCR), ở các công thức kết hợp RS hoặc DRS với BC ở các tỷ lệ khác nhau thì cadmium ở dạng ion trao đổi trong đất, cadmium ở dạng cadmi oxit trong đất được chuyển sang cadmium ở dạng phức chất với khối tử là các chất hữu cơ trong đất và cadmium ở dạng liên kết với các phức chất bền trong đất. Kết luận rằng, xử lý kết hợp với các mức RS hoặc DRS khác nhau có thể tăng cường hiệu quả cố định cadmium trong đất đỏ bằng than sinh học. Trong đó công thức xử lý kết hợp 3% rơm rạ trước khi ủ và công thức xử lý với 0,6% rơm rạ sau khi ủ, là những công thức làm tăng cường tác dụng cố định Cd của than sinh học tốt nhất.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86821 Hiện trạng sản xuất cây dược liệu tại vùng Nam Trung Bộ 2023-11-20T01:34:50+07:00 Quốc Việt Đinh dinhquocviet@qnu.edu.vn Thị Cẩm Nhung Lê tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Thanh Bình Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Nga Đỗ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Thùy Trang Phan tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Diệu Phan tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Trí Quốc Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Phương Lệ Chi Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Bích Hường Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Vùng Nam Trung Bộ có những thuận lợi nhất định về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng nên phù hợp với nhiều loại cây dược liệu, phù hợp hình thành vùng dược liệu trọng điểm. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay tại vùng Nam Trung Bộ đang tập trung phát triển các cây dược liệu thế mạnh như Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.), Ba kích (Morinda officinalis How.), Quế (Cinnamomum cassia (L.) J.Presl.), Sa nhân (Amomum villosum Lour/ Amomum longiligulare T.L.Wu.), Xáo tam phân (Paranignya Trimera ( Olivv) Guillaum), Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schumach and Thonn), rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.), Nha Đam (Aloe vera L.),... Đồng thời, các cây dược liệu như Sâm bố chính (Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr.), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Sm.), Cà gai leo (Solanum procumbens Lour), Cỏ mực (Eclipta prostrata L.), Bồ hòn (Sapindus saponaria L), Bồ kết (Gleditsia australis F. B. Forbes &amp; Hemsl),... cũng đang được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, để phát triển dược liệu bền vững cần phải hình thành được ngành hàng hóa dược liệu, giải quyết triệt để vấn đề thu mua, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Bên cạnh đó, xác định được loại cây dược liệu chính để quy hoạch phát triển và phải xây dựng được chuỗi sản xuất, tiêu thụ và chế biến bền vững.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86824 Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính chống oxy hóa của cây cà đắng (Solanum incanum) tại Đắk Lắk 2023-11-20T01:34:59+07:00 Thị Minh Tâm Trần ttmtam@ttn.edu.vn Thị Thu Hồng Lê tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Hồng Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <p>Cây Cà đắng (Solanum incanum L. Solanaceae) được trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Đắk Lắk, được đồng bào Êđê dùng làm thực phẩm và làm thuốc, tuy nhiên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhằm làm rõ hơn các đặc điểm về mặt thực vật và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái, vi học và hoạt tính chống oxy hóa của loài Cà đắng thu hái tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đặc điểm thực vật: cây có gai, lông hình sao, hoa đều màu tím, mẫu 5, quả riêng lẻ thường có kích thước 2 - 4 cm. Vi phẫu rễ cấp 2, gỗ 2 chiếm tâm. Vi phẫn thân có cấu tạo cấp 2, trụ bì hóa mô cứng. Vi phẫu lá: gân giữa hệ thống dẫn liên tục hình vòng cung, phiến lá cấu tạo dị thể. Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) thực hiện theo phương pháp dập tắt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) trên đĩa 96 giếng cho thấy quả xanh có hoạt tính tốt hơn các bộ phận dùng khác: lá, thân, quả chín. Cao quả xanh chiết cồn 50% có HTCO cao nhất với IC50 là 48,19 µg/ ml, yếu hơn 13,8 lần so với quercetin (IC50 = 3,36 µg/ml). Các kết quả này sẽ là cơ sở để bước đầu tiêu chuẩn hoá dược liệu và nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng sinh học.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86832 Lan kim tuyến (Anoectochilus): nhân giống, nuôi trồng, hoạt tính sinh học và tiềm năng ứng dụng 2023-11-20T01:35:07+07:00 Duy Vũ Hoàng tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Luyến Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Trương Phương Thảo Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Ánh Ngọc Phan tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Văn Tịnh Nguyễn nvtinh@bmtuvietnam.com <p>Lan kim tuyến là loài cây thuốc quý được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng và khai thác trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công bố nghiên cứu liên quan đến vi nhân giống, nuôi trồng, phân tích hàm lượng hợp chất thứ cấp và tiềm năng ứng dụng từ nhiều loài Lan kim tuyến khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp, cập nhật các thông tin về các điều kiện tối ưu trong quá trình nhân giống in vitro, nuôi trồng ex vitro, các hoạt tính dược lý và tiềm năng ứng dụng từ các loài: A. roxburghii, A. setaceus, A. formosanus, A. sikkimensis, A. regalis A. lylei, A. burmannicus và A. anamensis. Các kết quả nghiên cứu in vitro đã cho thấy nhân giống Lan kim tuyến bằng môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như BAP, kinetine, NAA và TDZ bằng cách nhân nhanh chồi, đốt thân và TCL. Thêm vào đó, loài lan này đã được nuôi trồng thành công với tỷ lệ sống sót đạt 100% bằng cách sử dụng phương pháp PBCM và tỷ lệ sinh trưởng tối ưu khi sử dụng giá thể là vụn xơ dừa, tro trấu, phân Nitrophoska® Foliar và bức xạ trung tính. Ngoài ra, Anoectochilus sp. có thành phần hợp chất thứ cấp rất đa dạng như axit stearic, axit palmitic, axit succinic, axit p-hydroxy cinnamic, o-hydroxy phenol, beta-sitosterol, daucosterol, gastrodin,… và gastrodigenisn gastrodigenin. Trong đó, thành phần hóa học chính là polysacaride, flavonoid, glycoside và kinsenoside, có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng để điều trị ho do nhiệt phổi và lao phổi, ho ra máu, đái ra máu, phù thận, rắn cắn, đái tháo đường, viêm gan cấp tính và mãn tính, bảo vệ thận, viêm khớp dạng thấp, ung thư, điều hòa miễn dịch.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86833 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn dạy học ở bậc tiểu học khi thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2023-11-20T01:35:15+07:00 Minh Chiến Vũ vmchien@ttn.edu.vn Thị Thanh Vân Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Quỳnh Như Trương tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Trong bối cảnh Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang được thực hiện ở cấp tiểu học, những lý luận dạy học mới trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cần được vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn dạy học ở bậc tiểu học. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 250 giáo viên dạy học các khối lớp 1, lớp 2 và lớp 3 tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở để tiến hành phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng lý luận dạy học mới vào thực tiễn dạy học khi triển khai Chương trình giáo dục giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: thứ nhất, giáo viên có vai trò trung gian, làm cầu nối để lý luận dạy học được vận dụng vào thực tiễn dạy học; thứ hai, tiết dạy học trên lớp giúp việc chuyển hóa qua lại giữa lý luận dạy học và thực tiễn dạy học được hiện thực hóa; thứ ba, thiết bị dạy học có vai trò quan trọng đối với mục tiêu của việc vận dụng lý luận vào thực tiễn. Cuối cùng, các quy định trong quản lý có vai trò định hướng giáo viên vận dụng, chuyển biến lý thuyết vào thực tiễn và ngược lại. Bằng việc làm sáng tỏ vai trò của các nhân tố nêu trên, kết quả này là tài liệu tham khảo giúp giáo viên và các cấp quản lý có biện pháp tác động tích cực và đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86834 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định học Kế toán tại trường Đại học Tây Nguyên 2023-11-20T01:35:21+07:00 Hà Hồng Anh Nguyễn nhhanh@ttn.edu.vn Xuân Việt Đỗ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Hiện nay có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định học Kế toán, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại trường Đại học Tây Nguyên. Sử dụng phương pháp điều tra đối với 250 sinh viên ngành Kế toán tại Trường, bài báo xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định học Kế toán tại trường Đại học Tây Nguyên với mức độ tác động lần lượt là: Danh tiếng trường đại học, xã hội, triển vọng nghề nghiệp, gia đình và người thân, đặc điểm cá nhân. Bài viết là tài liệu hữu ích cho sinh viên cũng như những nhà quản lý tại trường Đại học Tây Nguyên, giúp họ có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng đào tạo.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86837 Thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Tây Nguyên 2023-11-20T01:35:23+07:00 Thế Phiệt Lê ltphiet@ttn.edu.vn Xuân Hội Võ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <p>Kết quả khảo sát 380 doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Tây Nguyên cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Tây Nguyên đã ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Tây Nguyên ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp và còn rất nhiều rào cản trong chuyển đổi số. Bài viết đã đề xuất các giải pháp về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa và về chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Tây Nguyên thời gian tới.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86841 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông 2023-11-20T01:35:25+07:00 Thanh Trúc Nguyễn nttruc@ttn.edu.vn Xuân Hội Võ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Nga Huỳnh tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Trinh Vương Vũ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Mỹ Hạnh Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <p>Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được và số liệu khảo sát từ 400 mẫu từ cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bài viết này tập trung (i) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát trển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và (ii) đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông gồm: Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng lao động cá nhân, tuyển dụng và thu hút lao động, đào tạo và phát triển, y tế và chăm sóc sức khỏe, môi trường làm việc và quan hệ lao động. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới cần: Cải thiện môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng lao động cá nhân người lao động dân tộc thiểu số, đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động dân tộc thiểu số, hoàn thiện công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động người dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số gắn với đổi mới cơ chế quản lý phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong thời gian tới.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86844 Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông 2023-11-20T01:35:28+07:00 Trinh Vương Vũ tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Xuân Hoà Ao tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Đào Châu tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <p>Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông. Phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Nông dựa trên kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo các giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025 cũng như thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy, số lượng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thực hiện đồng bộ. Các chính sách về giảm nghèo cơ bản đáp ứng nhu cầu cần thiết của hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Giải pháp đề xuất tập trung vào chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, ưu tiên phân bổ vốn cho huyện có tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cao, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo ở các địa phương, tăng cường việc kiểm tra thực hiện giảm nghèo.</p> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86846 Tác động của chương trình 135 đến sinh kế người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai 2023-11-20T01:35:28+07:00 Thị Kim Tiên Nguyễn kimtien@hcmuaf.edu Thị Hoàng Điệp Nguyễn tacgiathanhvien@ttn.edu.vn Thị Trinh Trần tacgiathanhvien@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Chương trình mục tiêu quốc gia 135 giai đoạn IV (2016 - 2020) đã mang lại hiệu quả cải thiện sinh kế cho hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Thông qua kết quả phỏng vấn 100 hộ DTTS nằm trong vùng hưởng thụ của chương trình, nghiên cứu đã thực hiện kiểm định so sánh khác biệt trung bình trước và sau khi có chương trình 135 giai đoạn IV về 5 nguồn vốn sinh kế: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn xã hội. Kết quả kiểm định nghiên cứu cho thấy 5 nguồn vốn sinh kế này đều có sự thay đổi giữa trước và sau chương trình 135 giai đoạn IV. Thứ nhất, đối với nguồn vốn tự nhiên, diện tích đất canh tác tăng lên, khoảng cách từ nhà đến chợ ngắn hơn. Thứ hai, nguồn vốn con người, trình độ học vấn tăng lên và số người DTTS tham gia học nghề tăng lên. Thứ ba, nguồn vốn vật chất thì có các tài sản sản xuất, tài sản tiêu dùng và tài sản vật nuôi đều tăng lên về giá trị trung bình. Thứ tư, nguồn vốn xã hội thì số người tham gia tổ chức xã hội cũng tăng lên đáng kể. Cuối cùng, nguồn vốn tài chính thì chỉ ra rằng mức thu nhập trung bình của người DTTS sau khi có chương trình là 18,22 triệu đồng/năm cao hơn mức 11,3 triệu đồng/năm trước đây. Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện tại là khá thấp thì hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai vẫn cần sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trong tương lai để cải thiện sinh kế tốt hơn nữa.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tckhdhTayNguyen/article/view/86848 Đặc điểm từ láy trong tập truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh 2023-11-20T01:35:34+07:00 Tiến Dũng Đoàn dtdung@ttn.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Từ láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng, giúp sản sinh ra khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt. Từ láy có thể được coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất đóng góp của hình thức ngữ âm tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của nhà văn khi sử dụng ngôn ngữ. Tác dụng của từ láy là mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của con người. Đối với các sự vật, hiện tượng, từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái, cảm xúc, sự thay đổi về vị trí vận động của sự vật hiện tượng. Trong bài báo này, vận dụng lí thuyết về từ láy, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm từ láy trong tập truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh một cách toàn diện và hệ thống; làm rõ đặc điểm từ láy trong văn xuôi của ông và những đóng góp về ngôn ngữ nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại, góp phần đổi mới chất lượng dạy học Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.</p> </div> </div> </section> 2023-08-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên