Thẩm quyền đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong các quan hệ pháp luật

  • NGUYỄN HẰNG HÀ

Tóm tắt

Bộ luật lao động năm 2012 một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong cơ chế hai bên, ba bên. Tuy nhiên, trên thực tế, Nghị định của Chính phủ số 53/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2014 quy định việc cơ quan quản lí nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện NSDLĐ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2014/NĐ-CP) lại vẫn chưa thể thể chế hoá điều này. Các quy định của Nghị định vẫn chỉ xoay quanh việc "lấy ý kiến" của tổ chức này như là một biện pháp chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách và pháp luật có liên quan toàn diện đến tổ chức này cũng như liên quan đến các chủ thể khác mà tổ chức này có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan. Bài viết đưa ra một số  bình luận, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ nhằm trả lời cho các câu hỏi: Trên thực tế, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia những quan hệ pháp luật nào? Trong các quan hệ đó, chức năng và thẩm quyền của tổ chức được thể hiện ra sao? Tên gọi của tổ chức này đã phản ánh hết bản chất và chức năng, thẩm quyền của mình chưa?

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-21
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI