Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

  • NCS LÊ NGUYỄN THIỆN HUY
  • NCS NGUYỄN HỮU TÂN
  • TS VÕ NHẬT LUÂN

Tóm tắt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá các vật liệu xây dựng mới như vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite. Mục tiêu chính là khám phá khả năng của các vật liệu này trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, cũng như đánh giá tác động môi trường so với các vật liệu truyền thống. Nghiên cứu áp dụng phương pháp kết hợp giữa thực nghiệm và mô phỏng máy tính để đánh giá các tính năng của từng loại vật liệu dưới các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các phát hiện cho thấy vật liệu tự phục hồi có thể giảm đến 80% chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ công trình lên đến 50%. SMPs và vật liệu sinh học cũng hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2, trong khi nano-composite cung cấp khả năng chống chịu và tự làm sạch. Nghiên cứu khẳng định rằng sự ứng dụng rộng rãi của các vật liệu thích nghi này không chỉ tăng cường độ bền vững của công trình mà còn góp phần vào nỗ lực giảm thiểu tác động của BĐKH, thiếu vật tư tự nhiên hướng tới một môi trường sống bền vững hơn.

Từ khóa: Vật liệu tự phục hồi; vật liệu thông minh (SMPs); vật liệu sinh học; Nano-composite; biến đổi khí hậu; giảm chi phí bảo trì.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-11-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC