Ứng dụng đất ngập nước xử lý nước thải ao nuôi tôm tại Bạc Liêu cho mục đích tái sử dụng

  • THS VŨ PHƯỢNG THƯ
  • THS NGUYỄN KIM CHUNG
  • PHAN ĐÌNH TUẤN

Tóm tắt

TÓM TẮT

Mô hình đất ngập nước kiến tạo được sử dụng để xử lý nước thải ao nuôi tôm nước mặn tại Bạc Liêu. Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất ngập nước với diện tích 400 m2, sử dụng các loại thực vật bản địa có khả năng chịu mặn như năng tượng, thủy trúc, cỏ nước mặn. Hệ thống xử lý bao gồm hồ sinh học kết hợp đất ngập nước với mục đích tái sử dụng nước cho ao nuôi tôm sú với diện tích 2000m2, cũng chính là nguồn nước thải đưa vào hệ thống xử lý. Lưu lượng nước thải vào mô hình được giữ ở mức ổn định là 200 m3/ngày, hiệu quả xử lý COD, BOD5, NH4+ và TP ở cuối giai đoạn vận hành đều đạt trên 50%. Nồng độ NH3 tính theo TAN thể hiện lượng Amoni không phân cực có khả năng gây độc cho tôm trong nước đầu ra đất ngập nước tương đối thấp (<0,1 mg/L), nằm trong giới hạn quy định của quy chuẩn 01-80:2011/BNNPTNT và QCVN 10-MT:2015/BTNMT đảm bảo cho mục đích tái sử dụng nước thải.

Từ khóa: Đất ngập nước, Xử lý nước thải ao nuôi tôm; Tái sử dụng

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC