Nghiên cứu quá trình chuyển hóa photpho trong nước và trầm tích để đề xuất các giải pháp thích hợp xử lý ô nhiễm hồ đô thị Hà Nội

  • THS TRẦN THÚY ANH
  • GS.TS TRẦN ĐỨC HẠ
  • TS BÙI THỊ THỦY

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối quan hệ thành phần photpho trong pha nước và pha trầm tích của 2 nhóm hồ đô thị (HĐT) ở Hà Nội (nhóm 1: hồ đã được tách nước thải và nhóm 2: hồ chưa được tách nước thải). Kết quả cho thấy, do tích lũy P trong bùn lắng đáy hồ, một lượng lớn photpho đơn dễ dàng xâm nhập vào nước hồ khi có điều kiện thuận lợi, gây hiện tượng phú dưỡng hồ. Đồng thời, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước hồ do phú dưỡng của HĐT nhóm 2, là nhóm hồ chưa được tách nước thải, nạo vét và kè bờ, cao hơn rất nhiều so với hồ nhóm 1. Trên cơ sở này, nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật tổng hợp để giảm thiểu suy thoái và cải thiện chất lượng nước cho các HĐT theo nguyên tắc tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm từ bên ngoài vào và loại bỏ nguồn ô nhiễm trong hồ. Nhóm giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm từ bên ngoài, chủ yếu áp dụng cho nhóm hồ thứ hai, bao gồm kè bờ và tách nước thải. Nhóm giải pháp loại bỏ nguồn ô nhiễm trong hồ, áp dụng cho cả hai nhóm hồ, có thể kể đến như là: nạo vét bùn cặn lắng đọng, kiểm soát để giữ photpho lại trong bùn trầm tích bằng tổ hợp hóa chất gốc muối kim loại sắt hoặc
nhôm.

Từ khóa: Hồ đô thị; chu trình photpho; bùn trầm tích hồ; nạo vét bùn; phú dưỡng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC