Bảo tồn kiến trúc Đà Lạt dưới góc độ giáo dục di sản

  • THS.KTS NGUYÊN THỊ NHƯ TRANG

Tóm tắt

Với lợi thế về địa hình độc đáo, khí hậu đặc trưng, hệ thống di sản quý giá và người dân thân thiện, Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được các chuyên gia nhận định là đô thị di sản. Nếu như các đô thị ở Việt Nam thường được hình thành theo một mô típ khá phổ biến là “từ làng ra phố”, thì Đà Lạt là đô thị duy nhất ở Việt Nam được quy hoạch bài bản ngay từ những ngày đầu người Pháp đặt chân lên miền đất cao nguyên này. Thành phố được quyhoạch và xây dựng trước và cùng với quá trình định cư. Dù thành lập và phát triển trong 61 năm ngắn ngủi dưới thời của chính quyền thực dân Pháp (1893-1954) nhưng Đà Lạt có nhiều di sản kiến trúc thuộc địa độc đáo và đa dạng. Năm 2020, tác giả đã khảo sát hiện trạng các di sản kiến trúc đô thị ở Đà Lạt và nhận thấy số lượng di sản bị biến dạng, xuống cấp, hoặc có nguy cơ biến mất khá nhiều, sự suy giảm quỹ di sản kiến trúc đô thị đó dẫn đến suy giảm sức hấp dẫn của thành phố. Nguồn
lợi kinh tế di sản của Đà Lạt đã và đang không được khai thác đúng mức và có chiến lược lâu dài. Sức mạnh bảo tồn di sản từ cộng đồng thật sự to lớn khi các bên liên quan nhận thức được bảo vệ di sản là bảo vệ bản sắc và nét đặt thù của đô thị Đà Lạt. Nghiên cứu đưa ra cách tiếp cận về bảo tồn di sản đô thị thông qua giáo dục cộng đồng, đặc biệt là cho giới trẻ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh định hướng giáo dục di sản (GDDS) cho cộng đồng và khẳng định đây là một cách tiếp cận bền vững để phát triển bảo tồn di sản ở Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng.

Từ khóa: di sản kiến trúc đô thị; giáo dục di sản; bảo tồn di sản; kinh tế di sản

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-21
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC