Nghiên cứu tận dụng xỉ măng gan làm nguyên liệu để thay thế đá mạt trong sản xuất gạch bê tông

  • TS TỐNG TÔN KIÊN

Tóm tắt

TÓM TẮT:

Sản xuất, sử dụng gạch xây không nung đã và đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, trong đó gạch bê tông (GBT) là loại sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. GBT có thể tận dụng các loại phế thải công nghiệp làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất và đang được nhà nước khuyến khích phát triển. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tận dụng phế thải xỉ măng gan (XMG) trong công nghiệp luyện kim để thay thế đá mạt trong sản xuất GBT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hàm lượng XMG tăng thì độ ẩm tạo hình và độ hút nước có xu hướng tăng, khối lượng thể tích giảm, cường độ nén của GBT giảm. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể sản xuất được các loại GBT đạt mác từ M3,5 đến mác M15 theo TCVN 6477:2016, nhưng lại có khối lượng thể tích giảm 1,215,8% và giá thành thấp hơn 5,418,7% so với GBT đang sản xuất trên thị trường. Hơn nữa, việc phát triển sản xuất loại gạch này không những góp phần giải quyết được lượng lớn phế thải XMG đang tồn chứa gây ô nhiễm môi trường mà còn giảm 361 tấn
khí CO2/ năm, tiết kiệm 19 TOE/năm so với sản xuất gạch xây đất nung có cùng công suất.

Từ khóa: Gạch không nung (GKN); gạch bê tông (GBT); xỉ măng gan (XMG); đá mạt (ĐM); phế thải công nghiệp (PTCN)

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC