Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh <p><strong>Tạp chí của Bệnh viện Trung ương Huế</strong></p> vi-VN jocmhch@gmail.com (ThS.BS. Nguyễn Hữu Sơn) jocmhch@gmail.com (ThS.BS. Hồ Đăng Quân) Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Nhận xét đặc điểm chẩn đoán và kết quả điều trị nhiễm BK virus ở các bệnh nhân ghép thận tại Trung Tâm Ghép Tạng Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89797 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm chẩn đoán và kết quả điều trị nhiễm BK virus ở các bệnh nhân ghép thận tại Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Các bệnh nhân được ghép thận và theo dõi tại phòng khám ghép tạng thuộc trung tâm ghép tạng từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2021.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Tỉ lệ nhiễm BK máu (nồng độ BK trong máu &gt; 250) chiếm tỉ lệ từ 2,0 - 12,7%. Cao nhất ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6. Tỉ lệ nhiễm BK niệu chiểm tỉ lệ từ 13,3 - 35,3%. Tỉ lệ nhiễm BK niệu &gt; 107 cao nhất ở tháng thứ 3 (19,4%). Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng với giảm liều UCMD đơn thuần chiếm 85/106 BN (80,2%). Có 4 TH (3,77%) không đáp ứng với điều trị và được sinh thiết thận chẩn đoán bệnh thận do BKV, trong đó có 2 bệnh nhân suy thận ghép phải lọc máu chu kỳ. Trong nhóm nhiễm BK máu thể hoạt động sau 6 tháng đã có sự tổn thương thận rõ rệt, biểu hiện qua sự tăng đột biến về chỉ số Creatinin trong máu.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Nhiễm virus BK là một trong những nguyên gây tổn thương thận ghép, đặc biệt tỉ lệ nhiễm cao nhất trong 1 năm đầu sau ghép, Chiến lược điều trị nền tảng đối với bệnh thận do BK virus là giảm liều thuốc ức chế miễn dịch, giảm liều cả 2 loại thuốc ức chế calcineurin (Tacrolimus, Cyclosporin) và thuốc chống chuyển hóa (MMF, MPA) từng bước dựa vào việc theo dõi nồng độ virus BK trong máu.</em></p> Trần Minh Tuấn, Lê Nguyên Vũ, Hoàng Tuấn Anh, Phạm Thanh Hải Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89797 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Ghép thận trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do thận đa nang kinh nghiệm tại Bệnh Viện Nhân Dân 115 https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89798 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Chỉ định cắt thận đa nang trước ghép còn nhiều tranh luận. Chúng tôi trình bày các trường hợp bị bệnh thận đa nang được ghép thận tại Bệnh viện Nhân Dân115 (BVND 115) nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân bị suy thận do thận đa nang được ghép thận và chỉ định cắt thận đa nang trước ghép; và nhận xét kết quả ghép thận ở những bệnh nhân có thận đa nang được ghép thận tại BVND 115.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng và phương pháp: </em></strong><em>Hồi cứu mô tả loạt ca.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Có 8/313 (2,5%) trường hợp (TH) bệnh thận đa nang và 305/313 TH (97,5%) không có bệnh thận đa nang được ghép thận tại BVND 115 từ tháng 2/2004 đến tháng 8/2020. Tuổi trung bình của 8 TH bệnh thận đa nang: 57,21 ± 3,76 tuổi (52 - 68 tuổi), có 5/8 nam và 3/8 nữ. Mổ cắt thận đa nang: 2/8 TH, đều do nhiễm trùng thận. Kết quả sau mổ ghép thận: 7/8 TH có nước tiểu ngay tại bàn, 1/8 TH ra phòng hồi tỉnh có nước tiểu. Có 1 TH bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) sau ghép thận do Pseudomonas putida điều trị ổn định sau 7 ngày. Sống còn thận ghép: 1 năm và 5 năm là 8/8 TH (100%). Không ghi nhận biến chứng ngoại khoa, hoại tử ống thận cấp và thải ghép cấp ở 8 TH này.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Tỉ lệ bệnh thận đa nang được ghép thận tại BVND 115 là 8/313 TH (2,5%). Có 2/8 TH cắt thận đa nang trước ghép đều do thận bị nhiễm trùng. Sống còn thận ghép tại thời điểm 1 năm và 5 năm là 8/8 TH (100%) Có 1 TH bị NKĐTN sau ghép nhưng điều trị ổn định.</em></p> Trương Hoàng Minh, Trần Thanh Phong, Trần Lê Duy Anh, Trần Hải Phong, Trương Sỹ Vinh, Lê Đình Hiếu, Lê Hoàng Thịnh, Ngô Quang Trung, Trần Phúc Hòa, Nguyễn Phước Hải Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89798 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Cắt thận đa nang hai bên đồng thời chuẩn bị cho bệnh nhân ghép thận: kinh nghiệm tại Bệnh Viện Trung Ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89801 <p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong><em>Báo cáo kinh nghiệm của bệnh viện Trung ương Huế trong việc điều trị thận đa nang bằng phẫu thuật cắt thận hai bên cùng lúc chuẩn bị cho bệnh nhân ghép thận.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các bệnh nhân thận đa nang hai bên được phẫu thuật cắt thận hai bên đồng thời để chuẩn bị ghép thận tại bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2023.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Tổng số 28 bệnh nhân được phẫu thuật bao gồm 13 nam và 15 nữ; tuổi trung bình là 49 (28 - 59). Tiền sử gia đình mắc thận đa nang là 69,2%; 100% trường hợp chạy thận nhân tạo. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau hông lưng (71,4%); đái máu đại thể (46,4%). Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cho thấy kích thước dọc thận trung bình 26,5 ± 9,4 cm, kích thước nang thận lớn nhất trung bình 5,7 ± 2,7 cm. Thời gian phẫu thuật trung bình là 111 (88 - 175) phút. Biến chứng trong và sau phẫu thuật với sốt &gt; 38</em><em>0</em><em>C (25%); tắc ruột sau mổ (17,9%); chảy máu cần phải truyền máu (3,6%).</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Phẫu thuật cắt thận đa nang hai bên đồng thời trước ghép thận là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, giúp tạo khoảng trống cho thận ghép và dự phòng các biến chứng của thận đa nang.</em></p> Phạm Ngọc Hùng, Hoàng Vương Thắng, Trương Văn Cẩn, Nguyễn Kim Tuấn, Võ Đại Hồng Phúc, Nguyễn Văn Quốc Anh, Phan Hữu Quốc Việt, Trương Minh Tuấn, Lê Nguyên Kha, Lê Văn Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89801 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Đánh giá kết quả nối niệu quản vào bàng quang trong ghép thận ở người nhận bằng kỹ thuật LICH - GRÉGOIR tại Bệnh Viện Trung Ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89802 <p><strong><em>Mục đích: </em></strong><em>Đánh giá kết quả kỹ thuật nối niệu quản vào bàng quang theo Lich - Grégoir trong ghép thận.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang 1050 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, được phẫu thuật ghép thận tại Bệnh viện Trung Ương Huế từ 01/2016 đến 09/2023.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Tuổi 18 - 60 chiếm đến 95,1%, nam chiếm 73,2%. Thời gian cắm niệu quản trung bình là 20,8 ± 6,1 phút. Thời gian trung bình của lưu thông niệu đạo là 5,8 ngày, dẫn lưu ổ mổ là 4,8 ngày và thông JJ là 23,7 ngày. Biến chứng hay gặp nhất sau ghép thận là viêm hẹp niệu quản chiếm 4,1%. Viêm hẹp niệu quản được điều trị nội khoa chiếm 83,7% trường hợp, can thiệp ngoại khoa chiếm 16,3%. 86% các trường hợp viêm hẹp niệu quản xuất hiện trong tháng đầu tiên sau rút thông JJ.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Nối niệu quản vào bàng quang theo Lich - Grégoir trong ghép thận là phương pháp an toàn và hiệu quả và ít biến chứng. Biến chứng hay gặp nhất là hẹp miệng nối niệu quản.</em></p> Nguyễn Kim Tuấn, Phan Hữu Quốc Việt, Phạm Ngọc Hùng, Trần Ngọc Khánh, Đặng Ngọc Tuấn Anh, Trương Văn Cẩn, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Văn Quốc Anh, Hoàng Vương Thắng, Lê Văn Hiếu, Lê Nguyên Kha Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89802 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Ảnh hưởng của nồng độ tacrolimus máu đến một số kết cục của thận ghép sau ghép thận một năm https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89803 <p><strong><em>Mục</em></strong> <strong><em>tiêu:</em></strong> <em>Nghiên</em> <em>cứu</em> <em>nhằm</em> <em>xác</em> <em>định</em> <em>mối</em> <em>liên</em> <em>quan</em> <em>giữa</em> <em>đặc</em> <em>điểm</em> <em>nồng</em> <em>độ</em> <em>đáy</em> <em>Tacrolimus</em> <em>(C0</em> <em>TAC)</em> <em>từ</em> <em>tháng</em> <em>2</em> <em>đến</em> <em>tháng</em><em> 12</em> <em>sau</em> <em>ghép</em> <em>thận</em> <em>với</em> <em>một</em> <em>số</em> <em>kết</em> <em>cục</em> <em>lâm</em> <em>sàng,</em> <em>từ</em> <em>đó</em> <em>bước</em> <em>đầu</em> <em>xác</em> <em>định</em> <em>đích</em> <em>C0</em> <em>TAC</em> <em>tối</em> <em>ưu</em> <em>cho</em> <em>bệnh</em> <em>nhân</em> <em>sau</em> <em>ghép</em> <em>thận.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Nghiên cứu quan sát, hồi cứu, theo dõi dọc 257 bệnh nhân ghép thận lần đầu từ người cho sống. Phân tích hồi quy đánh giá mối liên quan giữa trung bình và hệ số biến thiên của C0 TAC trong thời gian sau ghép 2 tháng đến 12 tháng với một số kết cục tại thời điểm sau ghép 12 tháng: mức lọc cầu thận (MLCT), protein niệu, thải ghép cấp, tổn thương thận cấp, nhiễm CMV và PCP, nhập viện vì các nhiễm trùng khác.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Bệnh nhân với C0 TAC &lt; 7 ng/ml có nguy cơ suy giảm MLCT cao nhất và nguy cơ này giảm đi ở những bệnh nhân có nồng độ C0 TAC cao, đặc biệt là nhóm C0 TAC ≥ 9 ng/ml (OR = 0.206; p = 0.001; CI 95%: 0.079 - 0.536). Bệnh nhân với C0 TAC 7 - 7.9 ng/ml có nguy cơ tổn thương thận cấp trong 12 tháng đầu sau ghép thấp hơn nhóm có C0 TAC &lt; 7 ng/ml (OR = 0.234; p = 0.044). Nguy cơ thải ghép cấp trong 12 tháng đầu sau ghép có xu hướng giảm ở bệnh nhân có C0 TAC 7 - 7.9 và 8 - 8.9 ng/ml (OR lần lượt là 0.612 và 0.25), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân với C0 TAC ≥ 9 ng/ml có nguy cơ nhiễm CMV cao hơn bệnh nhân có C0 TAC &lt; 7 ng/ml (OR = 3.737; p = 0.012). Các biến cố tổn thương thận cấp, thải ghép cấp và nhập viện vì các nhiễm trùng khác CMV, PCP có nguy cơ cao hơn ở bệnh nhân có hệ số biến thiên TAC cao (OR lần lượt là 1.045, 1.049, 1.044 với p = 0.01; 0.049 và 0.001).</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Đích điều trị C0 TAC tối ưu cần được xem xét dựa trên nhiều biến cố lâm sàng khác nhau. Nồng độ C0 từ 7 - 8.9 ng/ml có thể được cân nhắc cho bệnh nhân sau ghép thận từ 2 tháng đến 12 tháng</em></p> Phạm Tiến Dũng, Tống Thị Thu Hằng, Vũ Phương Lan, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà, Nghiêm Trung Dũng, Đỗ Trường Minh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89803 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Đa hình gen CYP3A5 và nồng độ tacrolimus ở bệnh nhân ghép thận https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89805 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Tarolimus (Tac), thuộc nhóm ức chế calcineurin, là thuốc ức chế miễn dịch nền tảng trong hầu hết các phác đồ ức chế miễn dịch sau ghép thận. Chuyển hóa Tac liên quan chặt chẽ với sự hiện diện của men CYP3A5 ở gan và ruột. Nghiên cứu nhằm xác định tính đa hình gen CYP3A5 và liên quan giữa liều và nồng độ đáy (C0) Tac với tính đa hình gen CYP3A5.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>76 BN ghép thận từ người hiến thận sống tại Khoa Thận - Miễn dịch ghép BV Nhân Dân 115 từ 12/2018 đến 05/2021, được giải trình tự gen CYP3A5 và có ít nhất 3 C0 Tac từ tháng 7 đến tháng 12 sau ghép được đưa vào nghiên cứu. Ghi nhận đồng thời liều dùng Tac và độ biến thiên nội tại (IPV: intrapatient variability) nồng độ đáy Tac từ tháng 7 đến tháng 12 sau ghép.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Tỷ lệ các kiểu gen CYP3A5/1*1, /1*3 và /3*3 lần lượt là 11,8%, 32,9% và 55,3%. Không có khác biệt về kiểu gen CYP3A5 giữa nam và nữ. Liều dùng Tac trung bình cao hơn ở nhóm biểu hiện (6,36 ± 0,4mg) so với nhóm không biểu hiện men CYP3A5 (3,94 ± 0,27mg) (p = 0,001), trong khi C0 Tac trung bình thấp hơn ở nhóm biểu hiện (8,08</em></p> <p><em>± 0,29 ng/mL) so với nhóm không biểu hiện men CYP3A5 (9,34 ± 0,31 ng/mL) (p = 0,008). IPV trung bình là 17,9 ± 9,7% (biên độ 3,4% - 55,8%). IPV không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không biểu hiện men CYP3A5 do cỡ mẫu từng nhóm nhỏ và hầu hết BN có IPV thấp (&lt; 20%).</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Biểu hiện men CYP3A5 rất thường gặp (1 trên 2 BN ghép thận) và có ảnh hưởng đến liều dùng và nồng độ Tac ở BN ghép thận</em></p> Nguyễn Thị Thanh Thùy, Hán Thị Thu, Lê Đình Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89805 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 So sánh độ cầu thận theo công thức COCKCROFT - GAULT, MDRD và xạ hình thận có dược chất phóng xạ ở người hiến thận https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89806 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Đánh giá mức lọc cầu thận theo công thức Cockcroft - Gault, công thức MDRD và mức lọc cầu thận qua xạ hình thận có chất phóng xạ; kết hợp so sánh sự khác nhau của các công thức đối với mức lọc cầu thận. Phương pháp xạ hình thận có lợi ích rõ trong lựa chọn thận để ghép.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>194 người hiến thận tự nguyện tại Khoa Thận nhân tạo được tính mức lọc cầu thận theo công thức Cockcroft - Gault, công thức MDRD và được làm xạ hình thận có chất phóng xạ. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu. Nội dung nghiên cứu: So sánh hiệu quả của việc đánh giá mức lọc cầu thận theo các công thức nêu trên so với phương pháp xạ hình thận trên người hiến thận.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Mức lọc cầu thận trung bình theo các công thức ước đoán và xạ hình thận: Theo công thức Cockcroft - Gault: 99,79 ± 14,72 ml/phút/1,73m</em><em>2</em><em>. Theo công thức MDRD: 87,34 ± 13,10 ml/phút/1,73m</em><em>2</em><em>. Theo phương pháp xạ hình thận: 128,68 ± 16,15 ml/phút/1,73m</em><em>2</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Có mối tương quan giữa 2 công thức Cockcroft-Gault và công thức MDRD rất chặt chẽ (r = 0,77), p &lt; 0,001. Mối tương quan giữa hai công thức này với phương pháp xạ hình thận yếu hơn.</em></p> Bùi Thị Minh Ngọc, Nguyễn Đình Vũ, Trần Duy Phúc, Hồ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Minh Phương, Đinh Thị Hoài Ngọc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89806 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Chăm sóc giảm đau bằng phương pháp tê thấm vết mổ sau phẫu thuật lấy thận để ghép ở người cho sống tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89893 <p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong><em>Mô tả kết quả chăm sóc giảm đau của phương pháp tê thấm vết mổ bằng anaropin 0.2% kết hợp với phương pháp giảm đau người bệnh tự kiểm soát (PCA) sau phẫu thuật lấy thận để ghép ở người cho sống tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Nghiên cứu được tiến hành trên 86 người bệnh phẫu thuật hiến thận tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 2/2023 đến tháng 8/2023. Tùy thuộc vào chỉ định phương pháp giảm đau sau mổ của bác sĩ gây mê, nhóm nghiên cứu đưa người bệnh vào 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 43 người bệnh có chỉ định giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ kết hợp với PCA morphin, nhóm 2 gồm 43 người bệnh có chỉ định giảm đau sau mổ bằng phương pháp PCA morphin đơn thuần. Người bệnh được theo dõi, thu thập số liệu và đánh giá về điểm đau VAS, dấu hiệu sinh tồn, tác dụng không mong muốn, sự hài lòng của người bệnh trong 24 giờ sau phẫu thuật.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Điểm đau VAS trung bình của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0.001. Tần số mạch, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu ở nhóm 1 ổn định hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, với p &lt; 0.001. Lượng morphin trung bình đã được sử dụng của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0.001. Thời gian phục hồi trung tiện ở nhóm 1 là 16.75</em></p> <p><em>± 2.6 so với nhóm 2 là 19.15 ± 1.98, sự khác biệt ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0.001. Sự hài lòng của NB ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2, sự khác biết ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê, với p &lt; 0.001.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Nghiên cứu cho thấy giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ anaropin kết hợp với PCA morphin, có hiệu quả giảm đau tốt hơn, các chỉ số dấu hiệu sinh tồn ổn định hơn, sự hài lòng của người bệnh cao hơn so với nhóm sử dụng PCA morphin đơn thuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0.05</em></p> Nguyễn Trường Anh, Lưu Quang Thùy, Đào Thị Kim Dung, Lê Nguyên Vũ, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Thiện, Tạ Thị Ánh Ngọc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89893 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Điều trị rò dưỡng chấp sau mổ lấy thận nội soi từ người cho sống để ghép https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89895 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Rò dưỡng chấp nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng miễn dịch… Cho đến nay chúng tôi gặp 9 trường hợp rò bạch huyết sau mổ cả bên phải và bên trái mức độ nhẹ điều trị nội đến mức độ nặng. Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong vấn đề điều trị rò bạch huyết sau mổ nội soi.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Nghiên cứu hồi cứu 167 BN hiến thận nội soi từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Mô tả các ca lâm sàng có rò bạch huyết. Biến số nghiên cứu : ghi nhận lại thông tin trong mổ, sau mổ : tuổi giới, đặc điểm phẫu thuật, diễn biến trong và sau quá trình điều trị. Các BN được điều trị theo phác đồ thống nhất.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Chúng tôi gặp 09 trường hợp rò dưỡng chấp. Phần lớn biến chứng này gặp ở bên trái nhiều hơn bên phải (89%). Thời gian xuất hiện rò trung bình là 2.3 ngày sau phẫu thuật. 7 trường hợp điều trị nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kết hợp với chế độ ăn. thời gian nằm viện dưới 10 ngày. 2 Trường hợp rò &gt; 1l/ngày can thiệp bằng nút mạch. Kết quả khi ra viện đều ổn định</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Rò dưỡng chấp là một biến chứng hiếm gặp, điều trị sớm vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Nút mạch bạch huyết là biện pháp triệt để nhất điều trị bệnh lý</em></p> Lê Nguyên Vũ, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Quang Nghĩa Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89895 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Kết quả bước đầu điều trị u dưới niêm mạc ở đường tiêu hóa bằng kỹ thuật nội soi cắt u qua đường hầm dưới niêm mạc https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89896 <p><span class="fontstyle0">Đặt vấn đề: </span><span class="fontstyle2">U dưới niêm mạc - Submucosal Tumor (SMT) được định nghĩa là bất kỳ tổn thương nào phát triển<br>bên dưới lớp niêm hay lớp cơ của thành ống tiêu hóa. Nội soi cắt u qua đường hầm dưới niêm mạc - Submucosal<br>Tunneling Endoscopy Resection (STER) là phương pháp mới hiện nay có thể được thực hiện mà không cần sự hỗ trợ<br>của nội soi ổ bụng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này trong điều trị u<br>dưới niêm đường tiêu hóa.<br></span><span class="fontstyle0">Đối tượng, phương pháp: </span><span class="fontstyle2">Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán u dưới niêm mạc đường tiêu<br>hóa được thực hiện kỹ thuật STER tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2020 - 2023.<br></span><span class="fontstyle0">Kết quả: </span><span class="fontstyle2">23 bệnh nhân (nam: nữ 15:8) với độ tuổi trung bình 51,35 ± 15,86 được thực hiện STER. 6 khối u nằm ở<br>thực quản, 1 u nằm ở trực tràng, các khối u còn lại nằm ở dạ dày. Kích thước khối u trung bình 14,7 ± 7,41 mm. Thời<br>gian thực hiện STER trung bình là 81,59 ± 50,32 phút. Điểm VAS là 0,27 ± 0,46. Không có biến chứng chu phẫu. Thời<br>gian nằm viện trung bình là 5,36 ± 3,13 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 3,64 ± 2,59 ngày.<br></span><span class="fontstyle0">Kết luận: </span><span class="fontstyle2">STER là kỹ thuật hiệu quả và an toàn trong điều trị tổn thương u dưới niêm mạc đường tiêu hóa. Các<br>nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đánh giá kết quả của kỹ thuật này</span> </p> La Vĩnh Phúc, Phạm Văn Lình Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89896 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Hội chứng não sau có hồi phục (PRES) sau ghép gan ở trẻ em: báo cáo ca bệnh https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89799 <p><em>Hội chứng não sau có hồi phục (Posterior Reversible Encephalopathy Syndrome - PRES) là một rối loạn với các triệu chứng thần kinh đa dạng và tổn thương não trên chẩn đoán hình ảnh biểu hiện của phù não do rối loạn vận mạch. Cả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường tự hồi phục khi bệnh được giải quyết kịp thời. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng PRES là sử dụng thuốc độc tế bào, nhiễm khuẩn, bệnh lý thận và bệnh tự miễn. Cần chẩn đoán sớm hội chứng PRES, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, kiểm soát huyết áp và tình trạng co giật để đảm bảo tổn thương não có thể hồi phục hoàn toàn. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam, 14 tuổi, sau ghép gan có biểu hiện co giật, nhìn mờ, tăng huyết áp mới xuất hiện. Cộng hưởng từ sọ não (MRI) khảo sát thấy các tổn thương điển hình của hội chứng PRES. Các triệu chứng phục hồi hoàn toàn sau điều trị. Bác sĩ lâm sàng cần lưu ý hội chứng PRES ở những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thần kinh cấp tính sau ghép tạng.</em></p> Hoàng Tuấn Khang, Lê Đình Công, Đặng Ánh Dương, Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Văn Đô, Vũ Mạnh Hoàn, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Phạm Duy Hiền Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89799 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Nhân hai trường hợp ghép thận khác yếu tố Rhesus https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89800 <p><em>Ghép thận đem lại cuộc sống mới cho hàng triệu người trên thế giới. Hiện nay, các nước đã ghép thận ở nhiều bệnh nhân khác yếu tố rhesus. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi cũng đã ghép thận thành công 2 trường hợp người cho và người nhận khác yếu tố rhesus. Trong năm 2013 và 2019, Bệnh viện Trung ương Huế, Chúng tôi đã tiến hành ghép thận hai trường hợp khác yếu tố rhesus. Trường hợp thứ nhất, người nhận Rh(-), người hiến Rh(+); trường hợp thứ hai, người nhận Rh(+), người hiến Rh (-).Lâm sàng hai bệnh nhân khỏe, chức năng thận bình thường ure: 6,4 mmol/l, creatinine: 109 (µmol/l) và ure: 7,4 mmol/l, creatinine: 108 (µmol/l). Khác yếu tố Rh không ảnh hưởng đến ghép thận cũng như điều trị sau ghép thận.</em></p> Nguyễn Đình Vũ, Phạm Như Hiệp, Trần Duy Phúc, Đinh Thị Hoài Ngọc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89800 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Báo cáo các trường hợp bệnh nhân đa u tủy xương được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân tại Bệnh Viện Trung Ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89804 <p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong><em>Đánh giá bước đầu tính khả thi và hiệu quả trong quá trình ghép tế bào gốc tự thân trên bệnh nhân đa u tủy xương.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>4 bệnh nhân đa u tủy xương được điều trị 4 chu kỳ theo phác đồ VTD (Velcade, Thalidomid, Dexamethasone) sau đó hóa trị liều cao với melphalan và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt trường hợp.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>04 bệnh nhân có độ tuổi từ 54 - 61 tuổi, đều thuộc nhóm đa u tủy xương thể IgG, có nguy cơ trung bình</em></p> <p><em>- cao, giai đoạn II - III. Sau 4 đợt điều trị với phác đồ VTD có 1/4 bệnh nhân đạt lui bệnh một phần, 3/4 bệnh nhân đạt lui bệnh một phần rất tốt. Thể tích túi tế bào gốc thu được trung bình là 722 ± 53,2ml. Liều tế bào gốc CD34+ truyền cho bệnh nhân trung bình là 8,0 ± 2,8 (x10</em><em>6</em><em>/kg). Thời gian hồi phục bạch cầu trung tính trung bình là 11,3 ± 1,3 ngày, trong đó số lượng bạch cầu trung tính giảm thấp nhất trung bình là 0,02 ± 0,01 G/L. Thời gian hồi phục tiểu cầu trung bình là 10 ± 1,6 ngày; trong đó số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất trung bình là 19,5 ± 9,7 G/L. Thời gian sử dụng G-CSF trung bình là 7,8 ± 1,3. Cả 04 bệnh nhân đều cần truyền tiểu cầu trong quá trình điều trị sau ghép. 4/4 bệnh nhân đều sử dụng thuốc eltrombopag. Thời gian cách ly trung bình là 14 ± 2,2 ngày, ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất là 15 ngày. Biến chứng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân trong quá trình ghép là buồn nôn, nôn (4/4), tiêu chảy (3/4) và sốt giảm bạch cầu trung tính (3/4). Cả 04 bệnh nhân đều có sử dụng kháng sinh tĩnh mạch, một bệnh nhân cần dùng thuốc kháng nấm trong 12 ngày. Đánh giá sau ghép tế bào gốc tạo máu tự thân 3 tháng, tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều đạt lui bệnh hoàn toàn.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Phác đồ VTD phối hợp với melphalan liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là tương đối an toàn và bước đầu cho thấy hiệu quả tốt trong điều trị bệnh đa u tủy xương.</em></p> Tôn Thất Minh Trí, Thân Thị Thu Hằng, Lê Phan Minh Triết, Đặng Trần Hữu Hiếu, Phạm Thị NGọc Phương, Võ Thế Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89804 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Thải ghép gan cấp điều trị thành công theo phác đồ hỗn hợp giữa thải ghép qua trung gian kháng thế và qua trung gian tế bào T https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89818 <p><em>U Thải ghép cấp sau ghép gan bao gồm thải ghép cấp qua trung gian tế bào T (TCMR) và thải ghép qua trung gian kháng thể (AMR). Nếu như TCMR là kết quả của phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T của người nhận tấn công vào mảnh ghép của người hiến, dẫn đến tổn thương mảnh ghép, với tần suất 10 - 40% sau ghép thì AMR là một biến chứng rất hiếm gặp trong ghép gan với tần suất được báo cáo là 0,3 - 2%, nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng như mất mảnh ghép sớm hay xơ gan [1 - 3]. Xác định và điều trị AMR còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp trong chẩn đoán miễn dịch và mô bệnh học, thiếu phác đồ điều trị cũng như theo dõi lâu dài. Điều trị tình trạng thái ghép qua trung gian kháng thể sau ghép gan thường dựa trên kinh nghiệm của các trung tâm và trên nhóm ghép thận, bao gồm corticoid, trao đổi huyết tương, IVIG liều cao có thể kết hợp với Rituximab [1, 2]. Trong báo cáo này, chúng tôi báo cáo một ca thải ghép thể hỗn hợp qua trung gian kháng thể và qua trung gian tế bào T trên bệnh nhi teo mật bẩm sinh - bệnh gan giai đoạn cuối sau ghép gan với bằng chứng về sinh thiết gan và sự tăng cao của kháng thể kháng HLA (HLA PRA lớp I và lớp II)</em></p> Bạch Thị Ly Na, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Đặng Ánh Dương, Đỗ Văn Đô, Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89818 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Ghép thận tự thân cho bệnh nhân tổn thương mất đoạn niệu quản: báo cáo 2 trường hợp lâm sàng ở Bệnh Viện Trung Ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89820 <p><em>Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp ghép thận tự thân cho bệnh nhân mất niệu quản dài đoạn trên tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Tình trạng tổn thương niệu quản xảy ra do biến chứng của phẫu thuật trước đó như nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản và nội soi sau phúc mạc cắm lại niệu quản vào bàng quang kèm lấy sỏi niệu quản. Hai bệnh nhân được phẫu thuật lấy thận có tổn thương niệu quản ghép vào hố chậu đối bên: ghép động mạch thận vào động mạch chậu ngoài, tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch chậu ngoài theo phương pháp nối tận bên và tạo hình niệu quản bằng phương pháp Boari (trường hợp 1) và phương pháp Lich - Gregoir (trường hợp 2). Cả 2 bệnh nhân xuất viện sau 2 tuần và được rút thông JJ sau 1 tháng. Theo dõi sau phẩu thuật 2 bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, các chỉ số của thận ghép nằm trong giới hạn bình thường. Thành công của 2 trường hợp này là tiền đề để chúng tôi có thể áp dụng phương pháp ghép thận tự thân cho những trường hợp mất đoạn niệu quản lớn, bệnh lý mạch máu thận phức tạp, u thận lớn, sỏi thận lớn.</em></p> Trương Văn Cẩn, Lê Văn Hiếu, Nguyễn Văn Quốc Anh, Phan Hữu Quốc Việt, Trương Minh Tuấn, Hoàng Vương Thắng, Lê Nguyên Kha, Phạm Ngọc Hùng, Nguyễn Kim Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89820 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Dengue xuất huyết nặng ở bệnh nhân ghép thận: nhân một trường hợp tại Bệnh Viện Quân Y 103 https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89892 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Dengue xuất huyết là dịch bệnh phổ biến ở Việt Nam diễn ra hàng năm, phần lớn diễn biến nhẹ. Bệnh nhân ghép thận bị Dengue xuất huyết có thể có những đặc điểm khác về triệu chứng, mức độ nặng so với quần thể chung.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng, phương pháp: </em></strong><em>Mô tả một trường hợp ca bệnh nặng điều trị thành công do Dengue xuất huyết sau ghép thận ở giai đoạn hậu phẫu.</em></p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong><em>Bệnh nhân nữ, 39 tuổi, được ghép thận từ người hiến không cùng huyết thống. Sau ghép chức năng thận hồi phục tốt, creatinine máu về giới hạn bình thường sau 1 tuần. Sang tuần thứ 2 sau ghép bệnh nhân bị Dengue xuất huyết nặng: xuất huyết mảng lớn dưới da, xuất huyết lớn cơ thành bụng hai bên, xuất huyết tiêu hóa nặng, giảm tiểu cầu nặng và kéo dài trên 7 tuần, thiếu máu nặng, tổn thương thận cấp, tổn thương gan cấp... Bệnh nhân được bù dịch điện giải, truyền 54 đơn vị hồng cầu khối tách bạch cầu, 46 đơn vị tiểu cầu, 16 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh (tống số 116 đơn vị chế phẩm máu); điều trị thay thế thận (15 lần); kháng sinh chống vi khuẩn, chống nấm, kháng virus CMV. Bệnh nhân đã hồi phục tốt sau 2 tháng điều trị liên tục, chức năng thận trở về bình thường.</em></p> <p><strong><em>Kết luận: </em></strong><em>Dengue xuất huyết có thể gây ra rối loạn nặng chức năng đa cơ quan ở bệnh nhân sau ghép thận, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên trường hợp nặng bệnh nhân vẫn có khả năng sống sót với chức năng thận được hồi phục hoàn toàn.</em></p> Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Chí Tuệ, Trương Thị Ánh Dung, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Hoàng Nam, Bùi Quang Huy, Trần Bách Thảo, Vũ Đình Ngà, Nguyễn Thanh Tân, Tạ Thị Thu Hường, Bùi Quang Thịnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89892 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700 Thải ghép gan cấp thể giàu tương bào - báo cáo ca bệnh hiếm và tổng quan y văn https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89894 <p><em>Thải ghép cấp thể giàu tương bào (Plasma cell rich rejection - PCAR), trước đây còn được gọi là viêm gan giàu tương bào hoặc viêm gan tự miễn de novo. Là một dạng rối loạn chức năng sau ghép gan xảy ra ở 3% đến 5% người bệnh có bệnh lí gan mà không có tiền sử viêm gan tự miễn trước đó. PCAR có nguy cơ gây mất mảnh ghép cao nhưng dễ bị bỏ sót do đây là dạng thải ghép hiếm gặp, đặc biệt trong ghép gan ở trẻ em. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi báo cáo một ca bệnh PCAR sau khi ghép gan từ người cho sống bất đồng nhóm máu.</em></p> Phạm Thị Hải Yến, Hoàng Ngọc Thạch, Trần Thị Thúy, Đặng Ánh Dương, Phạm Duy Hiền, Lê Đình Công, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Phan Hồng Long Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế https://vjol.info.vn/index.php/tcyhlsbvh/article/view/89894 Mon, 01 Jan 2024 00:00:00 +0700