TÍN NGƯỠNG KRISHNA QUA DI VẬT KHẢO CỔ HỌC CHAMPA: GIẢI MÃ DI VẬT THUỘC DI TÍCH KHƯƠNG MỸ THUỘC THẾ KỶ 10

  • Nguyễn Thị Tú Anh
Từ khóa: di tích Khương Mỹ, điêu khắc đá, khảo cổ học Champa, tín ngưỡng Krishna

Tóm tắt

Bài viết này xem xét hai tác phẩm điêu khắc thể hiện đề tài đấu vật và cỗ xe ngựa kéo. Dù hai tác phẩm được phát hiện tại di tích Champa Khương Mỹ bởi các học giả Pháp từ cuối thế kỷ 19, nhưng cho đến nay hai tác phẩm này vẫn còn là bí ẩn chưa giải mã của giới khảo cổ học về di vật tìm thấy tại di tích Khương Mỹ nói riêng và nghiên cứu về Champa nói chung. Bài viết chỉ ra rằng điêu khắc đấu vật thể hiện chủ đề “Krishna tiêu diệt Kamsa”, và điêu khắc cỗ xe ngựa là biểu trưng của “cỗ xe ngựa trắng của thần Arjuna do Krishna điều khiển”. Cả hai nội dung này được diễn giải qua văn khắc Champa, và cổ thư Bà-la-môn giáo, đồng thời qua hệ thống các di vật đã được giải mã cũng được tìm thấy tại di tích này; từ đó, nhận định cư dân Champa có thể đã từng thực hành tín ngưỡng thờ thần Krishna tại di tích Khương Mỹ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-16
Chuyên mục
Bài viết