XÂY DỰNG HỆ ĐO GAMMA ĐƠN KÊNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SILICON PHOTOMULTIPLIER (SiPM)

  • Lại Viết Hải
  • Đặng Quốc Triệu
  • Vương Đức Phụng
Từ khóa: ghi đo tia gamma, NaI(Tl), Phổ gamma, Silicon Photomultiplier, SiPM, tinh thể nhấp nháy

Tóm tắt

Hệ đo gamma sử dụng đầu dò nhấp nháy cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật về hiệu suất ghi, độ phân giải và tính linh động trong lắp đặt cấu hình đo, do đó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng nguồn bức xạ giải quyết các bài toán thực tế. Việc sử dụng nhân quang điện silicon (Silicon Photomultiplier – SiPM) thay cho ống nhân quang điện (PMT) trong đầu dò nhấp nháy giúp giảm giá thành chế tạo và bảo trì, cũng như thu gọn kích thước hệ đo. Bài báo này trình bày việc xây dựng hệ đo gamma đơn kênh sử dụng đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) kết hợp với SiPM. Hệ đo bao gồm tinh thể nhấp nháy NaI(Tl) (0,5 × 1 inch) ghép nối với SiPM, khối nguồn phân cực SiPM, khối khuếch đại, khối phân biệt biên độ xung, khối vi điều khiển (Arduino) và phần mềm điều khiển thu nhận số liệu trên máy tính. Ở điều kiện phòng, hệ đo đạt độ phân giải năng lượng (FWHM) là 21,89 ± 0,15% và 19,38 ± 0,21% tương ứng với nguồn chuẩn 137Cs tại năng lượng 662 keV và 22Na tại năng lượng 511keV. Kết quả đạt được là cơ sở cho việc cải tiến việc ghi đo tia gamma phục vụ cho các nghiên cứu ứng dụng nguồn bức xạ ở quy mô phòng thí nghiệm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-17
Chuyên mục
Bài viết