Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một https://vjol.info.vn/index.php/tdm <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Thủ Dầu Một</strong></p> vi-VN Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một 1859-4433 THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TINH DẦU TÍA TÔ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MUỖI VẰN https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93727 <p><em>M</em><em>uỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở người. Trong nghiên cứu này, tinh dầu từ cây tía tô được chiết xuất, xác định thành phần hóa học và khảo sát tác động của tinh dầu lên sự phát triển của muỗi vằn. Kết quả ghi nhận tinh dầu tía tô chứa các thành phần hóa học chính gồm limonene (17,00%), perilla aldehyde (48,55%), β-caryophyllene (15,03%) và (Z,E)-α-farnesene (11,07%). Tinh dầu tía tô biểu hiện tác động diệt bọ gậy muỗi vằn mạnh, gây chết 85,08% số bọ gậy xử lý trong 24 giờ ở nồng độ 200µg/mL. Tinh dầu này cũng có tác động làm giảm rõ rệt tỷ lệ bọ gậy phát triển thành lăng quăng và muỗi vằn trưởng thành, chỉ có 10,00% bọ gậy sống sót phát triển thành lăng quăng và không có bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành ở nồng độ 200µg/mL. Các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để sử dụng hiệu quả tinh dầu cây tía tô trong </em><em>kiểm soát muỗi vằn, góp phần ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt xuất huyết. </em></p> Trần Thanh Hùng Nguyễn Phan Hà Phương Phạm Nhật Minh Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 3 11 SÀNG LỌC MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TRÊN TẾ BÀO GAN https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93731 <p><em>Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm kiếm những cây dược liệu có hoạt tính kháng tế bào ung thư biểu mô gan tại Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành thu thập 8 loại cây dược liệu dựa trên kết quả tổng hợp thông tin của các nghiên cứu trước đó. Sau đó tiến hành tách chiết và thu nhận cao chiết thô của 8 cây này và tiếp tục đánh giá tác động ức chế sự tăng sinh của chúng trên dòng tế bào ung thư biểu mô gan HEPG2 và HCCJ5 sử dụng phương pháp MTT. Kết quả sàng lọc so sánh với nhóm đối chứng (mặc định là 100%) cho thấy các cao chiết cho tác động ức chế mạnh nhất là Cúc Tần (phần trăm tế bào sống là 1,32 ± 1,20 % trên dòng tế bào HEPG2 và 0,1633 ± 0,15 % trên dòng tế bào HCCJ5). Các cao chiết gây ức chế trên 50% sinh trưởng tế bào gồm có Lá Đắng, Xuyên Tâm Liên và Sài Đất. Các cao chiết còn lại là Ngũ Gia Bì Gai, Kim Ngân Hoa, Thanh Táo và Kim Thất Tai thì không có tác động đến khả năng sống của các tế bào ung thư biểu mô gan.</em></p> Bùi Thị Kim Lý Hoàng Thành Chí Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 12 21 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG CÂY XẠ ĐEN https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93732 <p><em>Trên thế giới, chi Ehretia P. Br. có khoảng 50 loài và hiện phát hiện được 7 loài thuộc chi này ở Việt Nam. Trong đó, xạ đen (</em><em>Ehretia asperula </em><em>Zollinger &amp; Moritzi</em><em>) và chiết xuất từ cây này đã được dân gian sử dụng làm thuốc cũng như được chứng minh có tác dụng dược lý, sử dụng làm trà và thực phẩm chức năng. Đến nay, </em><em>xạ đen được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì. Bài</em><em> báo này sẽ tập trung tổng hợp các thông tin nghiên cứu về</em><em> đặc</em><em> điểm sinh học và một số hợp chất có </em><em>hoạt tính sinh học quan trọng</em><em> của xạ đen như hoạt tính kháng oxy hoá, kháng tế bào ung thư và kháng vi sinh vật gây bệnh. Dựa trên các dữ liệu khoa học được công bố, xạ đen thực sự là một loài dược liệu tiềm năng vì sự đa dạng về thành phần hoá học và các hoạt tính sinh học mà dược liệu này mang lại.</em></p> Phạm Thị Mỹ Trâm Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 22 28 ỨNG DỤNG TIA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP VỚI BƯỚC SÓNG 940NM VÀ 10 KÊNH PHÁT ĐỘC LẬP VỚI NHAU TRONG ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93734 <p><em>Quang liệu pháp là phương pháp điều trị hỗ trợ đã minh chứng tác dụng trị liệu và ý nghĩa xã hội đáng kể qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn trên thế giới và trong nước. Bài báo giới thiệu một phương án sử dụng nguồn sáng bằng Laser bán dẫn công suất thấp với ưu điểm tính đơn sắc, đảm bảo công suất phù hợp, có khả năng tạo hiệu ứng kích thích sinh học với bước sóng 940nm và tần số điều biến của từng chứng bệnh, nhằm hỗ trợ vật lý trị liệu, đặc biệt điều trị các chứng tê – bại – đau – nhức. Thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp được chế tạo có công suất thấp từ 0-14mW, phát bức xạ theo dạng đầu phát đơn Laser bước sóng 940nm. Tần số điều biến của thiết bị được điều chỉnh theo tần số sinh học từ 5Hz đến 100Hz.</em></p> Lê Lã Vương Linh Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 29 36 THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN NĂNG THÔNG MINH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG CAYENNE https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93735 <p><em>Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững cho quốc gia và đây cũng là vấn đề thiết thực được các hộ dân quan tâm. Để thực hiện tiết kiệm điện năng hiệu quả cần phải có thiết bị đo lường, giám sát thời gian thực. Bài báo này trình bày thiết kế, thi công thiết bị giám sát điện năng cho hộ gia đình sử dụng ứng dụng Cayenne. Thiết bị giám sát các thông số cường độ dòng điện, điện áp, công suất, hệ số công suất, năng lượng tiêu thụ và gửi lên internet, và LCD. Các hộ gia đình có thể truy cập xem các thông tin điện năng tiêu thụ online. Nghiên cứu này góp phần thúc đẩy ứng dụng IoT trong đời sống, hỗ trợ việc quản lý, tiết kiệm năng lượng cho hộ gia đình.</em></p> Nguyễn Bá Thành Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 37 45 THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG VỚI ỨNG DỤNG YOLO https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93736 <p><em>M</em><em>ột hệ thống nhận dạng biển báo giao thông an toàn và đáng tin cậy hơn là nhu cầu của người lái xe và cũng là điểm nóng nghiên cứu của các nhà sản xuất ô tô hiện nay. Để giải quyết nhu cầu trên, các tác giả đề xuất trong bài báo này Hệ thống nhận dạng biển báo giao thông dựa trên kỹ thuật thị giác máy tính và thuật toán You Only Look Once (YOLO). Hệ thống được thiết kế để nhận dạng 9 loại biển báo giao thông khác nhau bao gồm: biến báo cấm rẻ trái, biển báo cấm rẻ phải, biển báo cấm rẽ trái-phải, biển báo cấm dừng-cấm đỗ, biển báo cấm đỗ, biển báo cấm ô tô rẽ phải, biển báo cấm ô tô rẽ trái, biển báo cấm quay đầu và biển báo cấm đi thẳng. Để huấn luyện Hệ thống, các hình ảnh được thu thập ở các con đường trên thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 735 ảnh biển báo cấm rẻ trái, 713 ảnh biển báo cấm rẻ phải, 177 ảnh cấm rẽ trái-phải, 752 ảnh biển báo cấm dừng-cấm đỗ, 629 ảnh biển báo cấm đỗ, 191 ảnh cấm ô tô rẽ phải, 143 ảnh cấm ô tô rẽ trái, 171 cấm quay đầu và 109 cấm đi thẳng. Hệ thống sau đó được kiểm thử thực nghiệm trên thực địa cho độ chính xác nhận dạng theo độ đo mAP@.5</em><em>.</em></p> Đỗ Trí Nhựt Trần Thịnh Mạnh Đức Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 46 59 MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VỚI ISO 21001:2018 https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93738 <p><em>Kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định chất lượng đại học nói riêng là một trong ba mô hình đảm bảo chất lượng phổ biến được các cơ sở giáo dục áp dụng hiện nay. Mục đích chính của kiểm định chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học thuật và trách nhiệm giải trình trước công chúng. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam theo thông tư 12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định thì hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đóng vai trò chính. Trong các mô hình đảm bảo chất lượng cho cơ sở giáo dục</em><em>,</em> <em>việc áp dụng hệ thống quản lý ISO 21001:2018 hiện được nhiều tổ chức giáo dục quan tâm áp dụng. Đây là</em><em> ứng được tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các tổ chức giáo dục. Bằng phương pháp so sánh các tiêu chuẩn và tiêu chí trong hai bộ tiêu chuẩn trên, kết quả cho thấy có hơn 80% các tiêu chí kiểm định theo TT12/2017 – của Bộ Giáo dục và Đào tạọ được đề cập đến trong ISO 21001:2018. Vì vậy, khi các trường đại học áp dụng tiêu chuẩn ISO 21001 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học hoặc kiểm định chất lượng chương trình.</em></p> Nguyễn Thị Bích Thảo Quang Thị Ngọc Anh Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 60 78 KHẢO SÁT KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93743 <p><em>Mục tiêu bài viết là khảo sát khó khăn tâm lý của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Khách thể nghiên cứu là 100 sinh viên của 3 chuyên ngành Tâm lý học, giáo dục mầm non và quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Công cụ nghiên cứu là bảng hỏi được chúng tôi biên soạn với chỉ số tin cậy là 0.897. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có mức độ khó khăn tâm lý ở mức khá cao trong bốn lĩnh vực học tập, giao tiếp, định hướng nghề nghiệp và tình cảm cá nhân. Trong đó khó khăn tâm lý lớn nhất mà sinh viên thường gặp là các khó khăn trong hoạt động học tập và tình cảm cá nhân, ít gặp hơn là trong hoạt động định hướng nghề nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến những khó khăn tâm lý sinh viên đang gặp phải, từ đó chúng ta có thể hiểu hơn về mặt tâm lý cũng như có những biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ kịp thời cho sinh viên.</em></p> Đào Đông Nhi Nguyễn Thị Thanh Phương Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 79 87 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÀ VINH https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93744 <p><em>Khảo sát</em><em> 11</em><em>5</em><em> sinh viên</em><em> thuộc khoa Y</em><em> hệ chính quy sau khi kết thúc vòng thực tập tại các khoa lâm sàng</em><em> bằng b</em><em>ảng câu hỏi CLES+T </em><em>trên năm</em><em> lĩnh vực: nhận thức của sinh viên đối với môi trường sư phạm lâm sàng, phong cách lãnh đạo của quản lý khoa, công tác chăm sóc điều dưỡng, đối với</em> <em>mối quan hệ hướng dẫn, vai trò của giáo viên lâm sàng</em><em>, bài viết nhận diện </em><em>các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường thực tập lâm sàng của sinh viên năm 2022.</em><em> Nghiên cứu cho thấy </em><em>môi trường học lâm sàng có khuynh hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt được được mức độ tốt</em><em> do s</em><em>inh viên ít được hướng dẫn cá nhân, tương tác</em><em> thấp </em><em>giữa sinh viên và giảng viên ngoài giờ thực tập</em><em> chưa cao.</em></p> Trần Thị Hồng Phương Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 88 95 ĐIỀU KIỆN ĐỦ CHO SỰ CỘNG HƯỞNG TỔNG QUÁT TRONG MẠNG LƯỚI GỒM 2 HỆ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN DẠNG FITZHUGH-NAGUMO VỚI LIÊN KẾT TUYẾN TÍNH MỘT CHIỀU https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93745 <p><em>Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu về sự cộng hưởng tổng quát trên mạng lưới gồm hai hệ phương trình vi phân dạng FitzHugh-Nagumo với liên kết tuyến tính một chiều. Cụ thể, chúng tôi tìm điều kiện đủ đối với độ mạnh liên kết và xây dựng bộ điều khiển cộng hưởng để sự cộng hưởng tổng quát xảy ra, cùng với mô phỏng số để kiểm tra lại kết quả lý thuyết tìm được. Kết quả cho thấy có sự thống nhất giữa kết quả lý thuyết và phương pháp số, đặc biệt là sự hiệu quả của bộ điều khiển cộng hưởng được xây dựng.</em></p> Phan Văn Long Em Võ Tấn Đạt Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 96 103 BÀI TOÁN CAUCHY TRONG KHÔNG GIAN BANACH TỔNG QUÁT VỚI TÍCH PHÂN BOCHNER https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93746 <p><em>Mục đích chính trong bài viết này là, chúng tôi sử dụng mối liên hệ giữa khái niệm tích phân Lebesgue và tích phân Bochner để đưa một hệ vô hạn các phương đạo hàm với các điều kiện ban đầu về một phương trình. Chúng tôi chứng minh sự tồn tại và duy nhất của nghiệm ở dạng tích phân Bochner cho phương trình trong không gian Banach tổng quát. Thêm mữa, bài viết cung cấp một số minh họa cho việc áp dụng.</em></p> Võ Viết Trí Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 104 111 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÚ PHÁP TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐỘ NỔI TRỘI https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93747 <p><em>Độ nổi trội là một trong những lí thuyết quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận. Việc vận dụng lí thuyết này vào trong nghiên cứu tiếng Việt là điều cần thiết. Trong bài viết này, lí thuyết nổi trội đóng vai trò trọng tâm cho việc xác định, phân tích và lí giải thành phần trung tâm của cấu trúc ngữ đoạn tiếng Việt. Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo như: phương pháp nghiên cứu miêu tả, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu. Với lí thuyết nổi trội và bốn phương pháp nghiên cứu, kết quả của bài viết là sự khả thi của việc vận dụng lí thuyết độ nổi trội trong cú pháp tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu thể hiện ý nghĩa ở phương diện lí luận và phương diện thực tiễn. Về lí luận, bài viết củng cố, chứng minh tính khả hữu của lí thuyết nổi trội và thể hiện góc nhìn mới về nhận diện, phân tích và lí giải thành phần trung tâm của cấu trúc ngữ đoạn tiếng Việt. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của bài viết có thể được vận dụng trong nghiên cứu tiếng Việt và dạy học tiếng Việt.</em></p> Ngô Bảo Tín Đào Duy Tùng Phan Nguyễn Thanh Tân Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 112 122 CẢM THỨC TÌNH YÊU TRONG TẬP THƠ “EM MUỐN GIĂNG TAY GIỮA TRỜI MÀ HÉT” CỦA PHẠM THỊ NGỌC LIÊN https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93748 <p><em>Khát vọng tình yêu thể hiện rõ nét trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên, đặc biệt qua tập thơ “Em muốn giăng tay giữa trời mà hét”. Với cái tôi trữ tình lãng mạn, tác giả đã mang đến cho bạn đọc nhiều cách nhìn thú vị, hấp dẫn trong tình yêu thời hiện đại. Trong tập thơ, Ngọc Liên đã cho người đọc thấy được một tình yêu mãnh liệt, lắm lúc cuồng say nồng cháy. Tập thơ mang đầy đủ các cung bậc của tình yêu. Có tình yêu mạnh mẽ, say đắm, vượt lên trên những ràng buộc. Có những kỷ niệm đẹp khi tình yêu thăng hoa. Và có cả niềm đau biệt ly khi tình yêu tan vỡ. Cả tập thơ “Em muốn giăng tay giữa trời mà hét” là sự trải lòng của Phạm Thị Ngọc Liên với cảm thức tình yêu rất mới mẻ. </em></p> Hồ Thị Ngọc Giàu Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69) 123 134 MỤC LỤC https://vjol.info.vn/index.php/tdm/article/view/93749 <p><strong>Kỹ thuật –</strong> <strong>Công nghệ</strong></p> <p><strong>Giáo dục</strong></p> <p><strong>Ngôn ngữ - Văn học</strong></p> Thị Mận Nguyễn Bản quyền (c) 2024-04-04 2024-04-04 2(69)