NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KAOLIN PHÚ THỌ LÀM PHỤ GIA CHẾ TẠO PHÂN BÓN UREA-KAOLIN NHẢ CHẬM

  • Chu Thị Nhàn, Trần Quốc Toàn
Từ khóa: Urea; Phân bón nhả chậm; Kaolin; Phú Thọ; Việt Nam

Tóm tắt

Hiện nay, phân bón urea được sử dụng trong nông nghiệp chiếm khoảng 55% tổng lượng phân bón trên thế giới nhưng phần lớn bị thất thoát do bay hơi và rửa trôi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân bón nhả chậm là giải pháp hiệu quả hiện nay để bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng. Trong nghiên cứu này, một loại phân bón urea nhả chậm được chế tạo theo phương pháp cơ hóa, sử dụng kaolin Phú Thọ, Việt Nam làm phụ gia kết dính và mang dinh dưỡng. Các kết quả phân tích IR, XRD, EDX, TGA cho thấy quá trình cơ hóa giúp các phân tử urea kết hợp vào cấu trúc của kaolin. Sự có mặt của kaolin trong vật liệu đã làm tăng độ bền viên phân bón, giảm tốc độ nhả chất dinh dưỡng của mẫu phân urea-kaolin. Kết quả cho thấy, mẫu phân urea-kaolin chế tạo chứa hàm lượng kaolin ≥ 60% đã đáp ứng tiêu chuẩn phân bón nhả chậm của Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu. Mẫu phân urea-kaolin chứa 60% kaolin về khối lượng, trong nước nhả khoảng 56,32% N sau 96 giờ (ở 25 oC), đáp ứng tiêu chuẩn phân bón nhả chậm. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để chế tạo và ứng dụng phân bón nhả chậm trong sản xuất nông nghiệp sử dụng phụ gia kaolin thân thiện với môi trường, sẵn có ở Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-06-11
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)