NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH HỢP CỦA GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ

  • Bùi Thị Hương Giang

Tóm tắt

Hơn 30 năm qua, tiếng Anh đã đóng một vai trò quan trọng như là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế ở Việt Nam. Hiện tại, tiếng Anh được dạy chính thức cho người học ở Việt Nam bắt đầu từ lớp ba. Trước đây, việc dạy và học tiếng Anh thường tập trung vào các chức năng và cách sử dụng của tiếng Anh. Thực tế cho thấy mặc dù thành thạo tiếng Anh nhưng hầu hết sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học không thể giao tiếp bằng tiếng Anh hiệu quả với đồng nghiệp từ các nền văn hóa khác nhau. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích quan điểm của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai và thứ ba về việc phát triển năng lực liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy người học không có đủ thông tin văn hóa và rất hiếm khi hoặc không bao giờ tham gia vào những bàn luận về các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của những người sống trong các nền văn hóa khác. Rõ ràng, khả năng phát triển năng lực liên văn hóa chưa được khai thác triệt để trong lớp học và dạy ngoại ngữ. Do đó, quá trình dạy và học tiếng Anh cần tập trung mạnh mẽ hơn vào phát triển năng lực liên văn hóa phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu giáo dục hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-10
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)