NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W. C CHENG & L. K. FU, 1975) TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

  • Lê Văn Phúc, Mạc Văn Cường, Nguyễn Thị Thoa
Từ khóa: Lâm học; cấu trúc rừng; mật độ; tái sinh; tổ thành

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, với 30 ô tiêu chuẩn có diện tích 200 m2/ô, 120 ô dạng bản với diện tích 25 m2/ô, nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra lâm học. Kết quả cho thấy: có từ 3-5 loài tham gia vào công thức tổ thành rừng, Thiết sam giả lá ngắn luôn là loài cây chiếm ưu thế, có chỉ số IVI% cao nhất. Mật độ rừng biến động từ 518 đến 612 cây/ha, Thiết sam giả lá ngắn có mật độ cao nhất từ 265 - 377 cây/ha. Có từ 5-6 loài tham gia vào công thức tổ thành tái sinh rừng, loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất từ 27,81% - 36,29%. Mật độ cây tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn từ 362 - 529 cây/ha. Thiết sam giả lá ngắn tái sinh chủ yếu có chất lượng tốt và trung bình. Tỷ lệ cây tái sinh từ hạt là chủ yếu, tập trung ở cấp chiều cao <50 cm và >100 cm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài quý hiếm này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)