SỬ DỤNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ MÃ VẠCH DNA ĐỂ ĐỊNH DANH LAN HÀI HƯƠNG LAN (Paphiopedilum emersonii)

  • Nguyễn Thị Hải Yến, Chu Hoàng Mậu, Đỗ Tiến Phát
  • Nguyễn Thị Hải Yến, Chu Hoàng Mậu, Đỗ Tiến Phát
Từ khóa: DNA mã vạch; P. emersonii; hình thái thực vật; gen rbcL; Orchidacea

Tóm tắt

Họ Lan (Orchidacea) là một họ thực vật rất lớn với nhiều loài cho hoa đẹp, giá trị cao. Trong họ Lan, chi lan Hài (Paphiopedilum) có nhiều loài cho hoa đẹp đặc biệt được yêu thích. Hiện nay, chi lan này đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác không kiểm soát, nhiều loài trong chi có nguy cơ tuyệt chủng. Việt Nam có 22 trong tổng số khoảng 80 loài Paphiopedilum. Nhiều loài trong chi có hình thái tương đồng về thân lá, rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt bằng mắt thường khi cây không có hoa. Chính vì vậy, phát triển các phương pháp để nhận diện lan Hài là rất cần thiết. Bài báo trình bày kết quả phân tích hình thái cấu tạo thân, rễ, lá, đặc biệt là chi tiết hoa của lan Hài Hương lan (P. emersonii) có nguồn gốc tại Thái Nguyên, Việt Nam, kết hợp với việc xác định trình tự gen lục lạp rbcL để nhận diện P. emersonii. Kết quả cho thấy, đoạn gen rbcL được phân lập từ mẫu Hài Hương lan có kích thước 683 bp. Trình tự nucleotide của đoạn gen rbcL được phân tích và so sánh với các trình tự trên ngân hàng gen NCBI . Độ tương đồng về trình tự nucleotide của mẫu nghiên cứu so với một số loài trong chi Paphiopedilum dao động từ 99,13% đến 99,98% (GenBank: NC_045278.1, KT388109.1, NC_041309.1, MK161066.1, MF983795.1, KJ524105.1, AB176547.1, JQ182212.1, JN181467.1, JN181466.1, JN181465.1, JQ182209.1, JN181468.1, AF074209.1). Trên sơ đồ phân loại hình cây thiết lập dựa trên trình tự gen rbcL, Hài Hương lan (P. emersonii) có quan hệ gần gũi với  Hài Hồng (P. delenatii).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-23
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)