CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH – BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Lê Thanh Huyền, Lê Văn Hiếu
Từ khóa: Thái Nguyên; miền núi phía Bắc; đồng bằng Bắc bộ; cải cách hành chính; khu công nghiệp.

Tóm tắt

Cải cách hành chính là xu thế phát triển khách quan trên thế giới. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành cải cách hành chính đồng bộ, góp phần xây dựng nền hành chính vững mạnh hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bài viết góp phần làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện cải cách hành chính và nêu bật những kết quả đạt được của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện cải cách hành chính. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đạt được kết quả to lớn trong cải cách thể chế (được thực hiện thông qua việc xây dựng và ban hành, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật: năm 2018, thẩm định được 46 văn bản; đến năm 2019 thẩm định được 58 văn bản); trong cải cách thủ tục hành chính (năm 2018, tỉnh thực hiện cơ chế “một cửa” điện tử cấp xã; đến năm 2019, 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả qua bộ phận “một cửa”); trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (trong năm 2018 tổ chức được 62 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 5.240 học viên là cán bộ, công chức các cấp; năm 2019 mở được 48 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 4.335 học viên). Những kết quả đó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân.

Tác giả

Lê Thanh Huyền, Lê Văn Hiếu

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-09
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)