KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

  • Lê Thanh Huyền, Lê Văn Hiếu
Từ khóa: Xây dựng chính quyền địa phương; đảng cầm quyền; chính phủ; Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân.

Tóm tắt

Xây dựng chính quyền địa phương được đảng cầm quyền và chính phủ ở tất cả các nước trên thế giới quan tâm thực hiện, chính vì vậy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu ở những mức độ, phạm vi khác nhau. Trên cơ sở đó, bài viết nhằm làm rõ kinh nghiệm xây dựng chính quyền địa phương ở một số nước phát triển trên thế giới, từ đó góp phần xây dựng chính quyền địa phương ở Việt Nam tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (trong đó khẳng định được vai trò quan trọng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân); thực sự là chính quyền do dân bầu ra, của dân và vì dân. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và so sánh. Trên cơ sở nghiên cứu tổ chức chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Inđônêxia, Trung Quốc, Italia, Thuỷ Điển, nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt của mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam so với một số nước trên thế giới, đó là: Nếu như chính quyền địa phương ở một số nước trên thực hiện những nhiệm vụ riêng cho từng cấp thì ở Việt Nam, các cấp chính quyền đều thực hiện nhiệm vụ theo luật định, có sự phân cấp, phụ thuộc từ cấp trên xuống cấp dưới. Chính quyền địa phương ở Việt Nam gồm hai cơ quan, đó là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất từ trung ương tới địa phương khác so với một số nước được tổ chức theo hình thức tự quản. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong xây dựng chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả

Lê Thanh Huyền, Lê Văn Hiếu

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-09
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)