LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HECKCHER-OHLIN VỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH BẮC NINH (VIỆT NAM)

  • Nguyễn Huy Phương, Trần Thị Mỹ Lộc
  • Hà Trọng Quỳnh
Từ khóa: Lý thuyết Heckcher-Ohlin; xuất khẩu; Bắc Ninh; chính sách; thương mại.

Tóm tắt

Bắc Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm liên tiếp. Để khai thác triệt để nguồn lợi mà xuất khẩu đem lại, trả lời những câu hỏi “Xuất khẩu cái gì?”, “Xuất khẩu cho ai” và “Xuất khẩu như thế nào” đòi hỏi phải có những chính sách thực tế xuất phát từ các học thuyết kinh tế liên quan cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ quốc gia khác. Một trong những học thuyết kinh tế có ý nghĩa quan trọng giải thích được những vấn đề này là học thuyết Hecker-Ohlin. Nghiên cứu đã sử dụng báo cáo tài chính của ba doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đại diện cho 3 nhóm hàng hoá xuất khẩu nổi bật của tỉnh là mặt hàng dệt may, nhựa và linh kiện điện tử để tính toán tỷ lệ K/L, qua đó đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn của học thuyết Hecker-Ohlin. Kết quả cho thấy rằng lý thuyết này vẫn đúng với xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh, về cơ bản các nước xuất khẩu vẫn dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó lý thuyết này cũng còn những hạn chế nhất định, do đó cần có những chính sách phù hợp để có thể vận dụng được lý thuyết Heckcher-Ohlin cũng như kinh nghiệm xuất khẩu của một số quốc gia khác vào thúc đẩy xuất khẩu trong nước.

Tác giả

Nguyễn Huy Phương, Trần Thị Mỹ Lộc

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Trọng Quỳnh

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-09
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)