TÌM HIỂU VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH QUA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

  • Hoàng Thị Mai, Ngô Thị Thu Trang
Từ khóa: văn học; truyện thơ Nôm; dân tộc thiểu số; Tày; văn hóa ứng xử.

Tóm tắt

Truyện thơ Nôm Tày là một bộ phận tiêu biểu của văn học dân tộc thiểu số. Những giá trị của truyện thơ Nôm Tày cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội hiện nay. Một trong những giá trị tiêu biểu mà truyện thơ Nôm Tày đem lại có ý nghĩa giáo dục lớn đối với con người đó là văn hóa ứng xử. Với mục đích làm rõ những biểu hiện và giá trị văn hóa ứng xử trong gia đình qua một số truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tiếp cận liên ngành; phương pháp khảo sát, thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu... Kết quả cho thấy, trong số 25 truyện thơ Nôm Tày được khảo sát có đến 21 truyện thơ đề cập đến mối quan hệ vợ chồng, 12 truyện thơ đề cập đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ anh em chỉ chiếm 4/25 truyện thơ… Bài viết đã góp phần làm rõ những biểu hiện của văn hóa ứng xử gia đình trong truyện thơ Nôm Tày, làm rõ ý nghĩa giáo dục đạo đức và giá trị văn hóa của bộ phận văn học này, qua đó góp phần vào việc bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số nói chung.

Tác giả

Hoàng Thị Mai, Ngô Thị Thu Trang

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-14
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)