PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHUYỂN TÁC, THỨC VÀ CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT CỦA VĂN BẢN “A GRANDMOTHER WITH MUSCLES” DỰA VÀO LÝ THUYẾT NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG CỦA MARK HALIDAY

  • Nguyễn Thị Hồng Hà
  • Dương Thị Thảo
Từ khóa: Ngữ pháp chức năng hệ thống Phân tích văn bản Hệ thống chuyển tác Thức Cấu trúc Đề-Thuyết

Tóm tắt

Khi mọi người nói hoặc viết, họ tạo ra văn bản. Đối với một nhà ngữ pháp, văn bản là một hiện tượng phong phú, nhiều mặt, có nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ngữ pháp chức năng hệ thống (SFG) là một loại ngữ pháp có thể mô tả việc sử dụng ngôn ngữ để hiểu ý nghĩa của văn bản. Việc áp dụng khung phân tích của SFG để phân tích một văn bản có thể tránh được việc đánh giá một cách chủ quan. Bài báo phân tích văn bản “A grandmother with muscles” dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Mark Haliday về chuyển tác (transitivity), thức (mood) và cấu trúc đề - thuyết (theme-rheme). Kết quả nghiên cứu cho thấy văn bản có những đặc trưng của thể loại trần thuật, mang các đặc điểm sau: tồn tại chủ yếu quá trình vật chất (material process) và quan hệ (relational process), sử dụng quá khứ đơn và hiện tại đơn, đa phần là chủ thể cá nhân và thức chỉ định (declarative), ít động từ tình thái và hầu hết chủ đề thuộc thành tố tư tưởng (ideational component), chủ đề không được đánh dấu (unmarked theme).

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hà

Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)