VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN: TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LÍ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

  • Dương Quỳnh Phương
  • Chu Thị Trang Nhung
Từ khóa: Nguồn lao động Lực lượng lao động Việc làm Thất nghiệp Thiếu việc làm

Tóm tắt

Nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Thái Nguyên mà cả nước nói chung. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lao động, cơ cấu sử dụng lao động và vấn đề việc làm ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2019. Bài viết vận dụng phương pháp thống kê; thu thập, xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; phân tích, tổng hợp các báo cáo của Phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, Thái Nguyên có nguồn lao động rất đông đảo, trình độ chuyên môn cao hơn mức trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước. Tuy nhiên, khả năng giải quyết việc làm của tỉnh còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp tương đối cao. Việc đề xuất một số giải pháp đúng đắn và thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả đã góp phần nâng cao trình độ cho người lao động, từ đó tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tỉnh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-28
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)