ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN HÁT “QUAN LANG” TRONG DÂN CA TÀY

  • Lê Thị Như Nguyệt
Từ khóa: Quan lang Lời hát Kết cấu Văn hóa cổ truyền Người Tày

Tóm tắt

Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, hát quan lang là một loại dân ca đặc sắc, được sử dụng trong lễ cưới của người Tày. Với mục đích tìm hiểu một số đặc điểm hình thức của văn bản hát quan lang xét theo hệ dọc (cấp bậc), hệ ngang (lượt lời), chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tiếp cận liên ngành; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích; phương pháp miêu tả... Kết quả nghiên cứu cho thấy, xét theo hệ dọc (cấp bậc), cuộc hát quan lang có hai chặng hát: hát thử thách, hát đón dâu. Mỗi chặng hát gồm những lời hát gắn với các nghi lễ trong đám cưới. Trong số 59 lời hát được khảo sát, cấu trúc ba đoạn có 53/59 lời hát (89,8%), cấu trúc hai đoạn có 6/59 lời hát (10,2%). Xét theo hệ ngang (lượt lời), kết cấu một chiều có 19/59 lời hát (32,2%), kết cấu đối đáp có 40/59 lời hát (67,8%). Chính nhờ sự đa dạng trong sử dụng cấu trúc, kết cấu mà hát quan lang trở lên sinh động khi diễn xướng, khiến cho khán thính giả chăm chú theo dõi cuộc hát từ đầu đến cuối, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân, góp phần làm phong phú thêm vốn dân ca đám cưới Tày.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-11
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)