VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH CHỐNG GIÁO HỘI PHONG KIẾN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TÂY ÂU (THẾ KỈ XVI – XVII)

  • Mai Văn Nam
  • Bùi Lê Ban
Từ khóa: Khoa học Tây Âu Giáo hội phong kiến Nhà khoa học Tây Âu Đấu tranh của nhà khoa học Thời đại khổng lồ

Tóm tắt

Tìm hiểu lịch sử phát triển của Khoa học là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng của Sử học. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, bài viết đi sâu nghiên cứu nguyên nhân, nội dung, quá trình phát triển, kết quả, ý nghĩa của các cuộc đấu tranh của các nhà khoa học Tây Âu ở hai thế kỉ XVI – XVII. Đó chính là các cuộc đấu tranh bảo vệ chân lý, các học thuyết khoa học mới, tiến bộ mà các học giả là những chiến sĩ trên mặt trận khoa học. Nhà khoa học bỏ qua sự thách thức của Giáo hội trong các lĩnh vực cụ thể của tri thức khoa học, trình bày những quan điểm phương pháp luận, bảo vệ tư tưởng tự do, ưu tiên khoa học thực nghiệm. Từ đó dẫn đến thời kỳ bùng nổ của khoa học tự nhiên, với nhiều chân lý được khẳng định, cùng nhiều ngành khoa học mới ra đời. Với những phát minh mới và tinh thần đấu tranh của các nhà khoa học thời Phục hưng, kho tàng tri thức đã được mở rộng, cách mạng khoa học bùng nổ ở thế kỷ XVIII, Tây Âu bước sang Thế kỷ Ánh sáng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-25
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)