TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIÊN NGẪU NHIÊN (SFA) VÀ PHÂN TÍCH MÀNG BAO DỮ LIỆU (DEA) ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

  • Vũ Thị Hiền
  • Nguyễn Mạnh Thắng
  • Đặng Thị Bích Huệ
  • Bùi Thị Thanh Tâm
Từ khóa: DEA; SFA; Hiệu quả; Môi trường; Sản xuất nông nghiệp

Tóm tắt

Phân tích hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới quan tâm vì mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến được áp dụng để đo lường hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp, đó là DEA và SFA. Nghiên cứu này nhằm hệ thống, khái quát các nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng phương pháp DEA và SFA vào đo lường hiệu quả môi trường, đồng thời đánh giá khái quát những điểm thuận lợi và hạn chế của việc ứng dụng DEA hay SFA vào các nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu trong tương lai có cái nhìn khái quát nhất để lựa chọn DEA hay SFA vào đo lường mức độ hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Nói chung, nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế khi sử dụng phương pháp DEA hay SFA, hầu hết các điểm hạn chế liên quan đến việc cung cấp các dữ liệu đầu ra không mong muốn (DEA) và yêu cầu đối với các dữ liệu đầu vào với SFA.  

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-10
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)