TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY

  • Đồng Văn Quân
Từ khóa: Dân chủ; Dân biết; Dân bàn; Dân làm; Dân hưởng thụ

Tóm tắt

Dân chủ trực tiếp là hình thức chủ yếu để nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội tại cơ sở. Trường đại học công lập là loại hình cơ sở đặc biệt, nơi có trình độ dân trí rất cao, thì yêu cầu về dân chủ trực tiếp lại càng quan trọng. Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí minh và các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, bài báo đã làm rõ những nội dung chính về dân chủ trực tiếp; phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp trong các trường đại học công lập nước ta hiện nay thông qua phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; những vấn đề đặt ra khi thực hiện dân chủ trực tiếp. Bao gồm 5 nhóm vấn đề chính là: những vấn đề liên quan đến “Dân biết”, những vấn đề liên quan đến “Dân bàn”, những vấn đề liên quan đến “Dân làm”, những vấn đề liên quan đến “Dân kiểm tra, dân giám sát” và những vấn đề liên quan đến “Dân hưởng thụ”. Trên cơ sở đó, bài báo đã đề xuất 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm năng cao hiệu lực thực hiện dân chủ trực tiếp trong các trường đại học nước ta hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-11
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)