NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHIỀU DÀI SỢI GỖ KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) TRỒNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ, VIỆT NAM

  • Dương Văn Đoàn, Hoàng Linh Chi, Nguyễn Thanh Tiến, Trần Thị Thu Hà
Từ khóa: Keo lá tràm; Sợi gỗ; Khối lượng thể tích; Vận tốc truyền sóng ứng suất; MOEd

Tóm tắt

Sợi gỗ là thành phần quan trọng trong cấu tạo gỗ và trong công nghệ sản xuất giấy, bột giấy và ván sợi. Trong nghiên cứu này, chiều dài sợi gỗ của Keo lá tràm 5 tuổi thuộc dòng Clt43 được kiểm tra ở vị trí gần tâm và gần vỏ tại chiều cao 1,3 m. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiều dài sợi gỗ trung bình gần vỏ (1,32 mm) là cao hơn rõ ràng (P < 0,05) so với chiều dài sợi gỗ trung bình ở vị trí gần tâm (1,11 mm). Vận tốc truyền sóng ứng suất và khối lượng thể tích là hai chỉ số có thể được sử dụng để dự đoán chiều dài sợi gỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng riêng biệt thì mức độ dự đoán là không cao. Khi sử dụng kết hợp hai chỉ số này, khả năng dự đoán chiều dài sợi gỗ đã tăng lên đáng kể với hệ số tương quan là 0,84 (P < 0,001). Kết quả này gợi ý rằng, công nghệ sóng ứng suất có thể được sử dụng kết hợp với khối lượng thể tích gỗ trong dự đoán nhanh chiều dài sợi gỗ phục vụ cho việc lọc nguồn nguyên liệu gỗ Keo lá tràm trước khi sản xuất giấy, bột gấy hay ván sợi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-28
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)