HẤP PHỤ PHOTPHAT (PO43-) TRONG DUNG DỊCH NƯỚC SỬ DỤNG THAN SINH HỌC NGUỒN GỐC TỪ BÙN GIẤY

  • Hoàng Lê Phương
Từ khóa: Hấp phụ; Hấp phụ photphat; Bùn giấy; Than sinh học; Photphat

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là tạo ra chất hấp phụ từ bùn giấy để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước, điều này có ý nghĩa môi trường lớn trong việc sử dụng chất thải để xử lý chất thải. Bùn giấy thải từ công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ được thu hồi và rửa nhiều lần với nước máy và nước cất. Sau đó, bùn giấy được làm khô và nghiền đạt kích thước từ 0.25 – 0.5 mm. Bột bùn giấy thu được được các bon hoá ở 600 oC trong 4 giờ để tạo vật liệu than sinh học (BP). Thí nghiệm theo mẻ đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình hấp phụ photphat (PO43-) của vật liệu BP. Kết quả cho thấy điều kiện thích hợp cho quá trình hấp phụ photphat ở pH dung dịch bằng 3, nồng độ photphat ban đầu 20 mg/L và dung lượng hấp phụ có thể đạt 3,04 mg/g với thời gian hấp phụ 120 phút. Than sinh học chế tạo từ bùn giấy đã thể hiện khả năng hấp phụ photphat trong dung dịch nước khả tốt và có thể trở thành chất hấp phụ đầy hứa hẹn để loại bỏ photphat trong nước thải.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)