TẠO CẤU TRÚC BIỂU HIỆN VÀ BIẾN NẠP GENE GmDREB7A THÔNG QUA AGROBACTERIUM Ở THUỐC LÁ

  • Từ Quang Tân, Bùi Thị Minh Thúy. Vanhsy Sysouphanh, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chu Hoàng Mậu
Từ khóa: Kháng hạn; Gene GmDREB7A; Cấu trúc biểu hiện gene; Kháng muối; Thuốc lá chuyển gene

Tóm tắt

Đậu tương, loại cây trồng thu hạt có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao và là cây cải tạo đất trồng, nhưng có khả năng chịu hạn, mặn kém. Trong hệ gen đậu tương, nhóm gen DREB được xác định có chức năng kích hoạt phiên mã của các gene chống chịu khi có tín hiệu stress, trong đó có một số gene chưa rõ chức năng cụ thể và DREB7 là một gene trong số đó. Trong bài báo này, gene GmDREB7A và cấu trúc biểu hiện mang gen này được tạo ra và biến nạp thành công vào thuốc lá. Gene GmDREB7A gồm đoạn mã hóa amino acid, đoạn mã hóa c-MYC, KDEL và thêm đoạn nucleotide ngắn ở đầu 5’ và 3’ chứa điểm cắt của enzyme giới hạn. Hai cấu trúc chuyển gen pBI121_GmDREB7A và pZY_GmDREB7A đã được thiết kế thành công. Kết quả biến nạp cấu trúc pBI121_GmDREB7A mang gene GmDREB7A vào thuốc lá đã thu được 248 cây biến nạp sau giai đoạn chọn lọc bằng kanamycin và 30 cây được trồng trong điều kiện nhà lưới với 9 cây dương tính với PCR. Cần tiếp tục phân tích các cây thuốc lá chuyển gen T0 dương tính với PCR và đánh giá khả năng chống chịu các stress hạn, mặn của các cây chuyển gen GmDREB7A.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)