ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN SỰ NẢY MẦM HẠT, BIỆT HÓA VÀ TÁI SINH CHỒI LAN HÀI ĐỐM (Paphiopedilum concolor Lindl. Pfitz)

  • Vũ Thị Lan, Nguyễn Quốc Khánh, Đỗ Tiến Phát
Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng; Hạt; Lan hài Đốm; Môi trường; Nảy mầm

Tóm tắt

Lan hài Đốm (Paphiopedilum concolor Lindl. Pfitz) là loài Lan hài bản địa của miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, loài này đã bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nên việc phát triển phương pháp nhân giống in vitro để bảo tồn là rất cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhân giống in vitro Lan hài Đốm bao gồm môi trường khoáng phù hợp cho hạt nảy mầm, môi trường cho phát triển cây con từ hạt, môi trường phù hợp cho tái sinh chồi và sinh trưởng cây con in vitro. Kết quả cho thấy hạt Lan hài Đốm ở độ tuổi 190 ngày (sau thụ phấn) nuôi cấy trên môi trường ½MS hoặc ½VW cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao là 82,5% và 80%, thời gian nảy mầm là 37,5 đến 40 ngày. Môi trường phù hợp cho biệt hóa và phát triển của hạt nảy mầm là môi trường P5 (VW + BAP 1,0 mg/L, NAA 0,5 mg/L, chuối 30 g/L, khoai tây 40 g/L) có tỷ lệ tạo chồi đạt cao nhất (50,1%). Môi trường phù hợp cho tái sinh chồi và sinh trưởng của cây con là môi trường VW bổ sung BAP 2,0 mg/L, NAA 0,5 mg/L, số chồi/mẫu đạt 2,0, số lá/chồi đạt 3,5, chiều dài lá đạt 1,35 cm, chồi to, lá xanh đậm và dày.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)