HIỆU QUẢ CỦA IODINE, BỘT TỎI, VITAMIN C TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH STREPTOCOCCOSIS Ở CÁ RÔ PHI QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM

  • Phạm Thị Thanh, Trương Thị Mỹ Hạnh, Võ Văn Nha
Từ khóa: Tilapia; Iodine; Garlic powder; Vitamin C; S. agalactiae

Tóm tắt

Việc sử dụng thuốc và hóa chất để phòng trị bệnh cho cá rô phi đã nổi lên như mối quan tâm chính ở các vùng nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này đã xác định tác dụng của Iodine, bột tỏi, Vitamin C trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh của cá rô phi (Oreochromis sp.) liên quan đến S. agalactiae. Dữ liệu liên quan đến Iodine, bột tỏi, Vitamin C được thu thập từ 30 cửa hàng thuốc trong nghiên cứu trước. S. agalactiae được nuôi cấy lắc trong môi trường nutrient broth ở nhiệt độ 30oC trong 18h,  khi mật độ vi khuẩn đạt 107 cfu/mL tiến hành dùng để gây nhiễm vào cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bột tỏi (0,1 g bột tỏi/kg cá) và Vitamin C (5 g/kg cá) có hiệu quả trị bệnh Streptococcosis ở cá rô phi với nhịp cho ăn 3 và 5 ngày, tỷ lệ sống của cá rô phi gây nhiễm S. agalactiae lần lượt tương ứng là 66,7 - 75,6% và 64,6 - 71,1% so với đối chứng dương (19,9%). Bột tỏi (0,1 g bột tỏi/kg cá) và Iodine (0,05 ml/100 lít nước) có hiệu quả trị bệnh Streptococcosis ở cá rô phi với nhịp cho ăn (bột tỏi) và đưa vào nước (Iodine) nhịp 3 và 5 ngày, tỷ lệ sống của cá rô phi gây nhiễm S. agalactiae lần lượt tương ứng là 64,4 và 71,1% so với đối chứng dương (19,9%). Trong khi đó, Vitamin C (5 g/kg cá) và Iodine (0,05 mL/100 lít nước) không có hiệu quả phòng bệnh Streptococcosis ở cá rô phi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)