ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ MẪU GIỐNG LÚA MÀU TẠI ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH

  • Lương Thị Kim Loan, Phạm Hùng Cương, Đới Hồng Hạnh, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Thọ
Từ khóa: Anthocyanin; Lúa màu; Năng suất; Vỏ cám; Hòa Bình

Tóm tắt

Lúa màu (Oryza sativa L.) là những giống lúa mà lớp vỏ cám có màu sắc như nâu đỏ, tím... Lớp vỏ cám này rất giàu dinh dưỡng như chất xơ, sắt, vitamin và đặc biệt là chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng chống bệnh tim mạch... được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Với ưu thế về tiềm năng đất đai, khí hậu, huyện Đà Bắc đang xây dựng cơ cấu giống lúa sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao nên việc nghiên cứu đưa các giống lúa màu có năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng anthocyanin cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh vào sản xuất là rất cần thiết. Qua nghiên cứu đánh giá 12 mẫu giống lúa màu tại thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong vụ Xuân và Mùa năm 2021 đã tuyển chọn được 2 mẫu giống lúa màu là TĐ1 và ĐH6 sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá (TĐ1 đạt » 40 tạ/ha; Nếp cẩm ĐH6 đạt » 35,6 tạ/ha), chống chịu khá với sâu bệnh chính, chất lượng cơm gạo lứt khá, hình dạng hạt trung bình, cơm mềm, ăn ngon, tỷ lệ gạo lật đạt trên 80%, hàm lượng protein > 9%, hàm lượng amylose <8%, hàm lượng anthocyanin đạt từ 330 – 360 mg/100gam gạo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)