DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

  • Phạm Xuân Thiều, Hoàng Văn Hùng, Dương Thành Nam
Từ khóa: Chất lượng đất; Cây trồng; Diễn biến; Loại đất; Vùng gò đồi

Tóm tắt

Để khai thác bền vững đất vùng gò đồi của huyện Bạch Thông, nghiên cứu đã tập trung đánh giá diễn biến chất lượng một số loại đất với các đối tượng cây trồng khác nhau qua 15 năm sử dụng đất. Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp kết hợp kế thừa số liệu phân tích phẫu diện đất năm 2005 và tiến hành đào phẫu diện và lấy mẫu đất phân tích một số chỉ tiêu chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn vùng gò đồi huyện Bạch Thông có 5 nhóm đất với 11 loại đất chính. Nhóm đất đỏ vàng có 5 loại đất chiếm diện tích lớn nhất (88,58% tổng diện tích đất), đây là nhóm đất được sử dụng cho nhiều loại cây trồng phổ biến của vùng. Nghiên cứu trên 6 loại đất phổ biến với các loại cây trồng khác nhau tại vùng gò đồi Bạch Thông cho thấy trải qua thời gian canh tác 15 năm đã biến đổi tính chất, biểu hiện thông qua sự thay đổi các chỉ tiêu về độ chua, hàm lượng hữu cơ, các chất dinh dưỡng tổng số trong đất, thành phần cấp hạt. Các loại cây trồng lâu năm đã làm cho diễn biến chất lượng đất theo hướng tăng lên nhanh hơn các loại cây ngắn ngày. Đây là điểm chú ý cho giải pháp sử dụng đất bền vững vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)