NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, VI PHẪU VÀ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGÀ HOÓC THU HÁI TẠI HUYỆN QUẢNG UYÊN - TỈNH CAO BẰNG

  • Phó Thị Thúy Hằng, Hoàng Thị Cúc
Từ khóa: Cây Ngà hoóc; Thành phần hóa học; Vừng cứng; Đặc điểm hình thái; Quảng Uyên - Cao Bằng

Tóm tắt

Ngà hoóc là một loại cây cho hạt được trồng và sử dụng phổ biến bởi đồng bào dân tộc vùng cao thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Theo tiếng địa phương, “Ngà hoóc” tức là “Vừng cứng”, người dân bản địa luôn coi đây là một giống vừng và cách sử dụng hạt Ngà hoóc có nhiều điểm giống với cách sử dụng hạt vừng như: làm muối vừng, làm kẹo lạc, làm mè xửng, làm nhân bánh khảo... Tuy nhiên, khi khảo sát tại thực địa cho thấy, cây Ngà hoóc mang nhiều đặc điểm hình thái của họ Hoa môi (Lamiaceae). Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm hình thái, phân tích vi phẫu cây Ngà hoóc. Đồng thời, tiến hành định tính xác định thành phần hóa học có trong hạt Ngà hoóc. Kết quả nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái các bộ phận: lá, thân, hoa, quả và phân tích vi phẫu lá, thân. Qua đó xác định được tên khoa học của cây Ngà hoóc là Perilla frutescens var.frutescens, thuộc chi Tía tô (Perilla), họ Hoa môi (Lamiaceae), tên thường gọi là Tía tô trắng. Kết quả định tính thành phần hóa học cho thấy, trong hạt Ngà hoóc có chứa các nhóm chất: Chất béo, carotenoid, tinh dầu, triterpenoid thủy phân, alcaloid, flavonoid, acid hữu cơ, chất khử.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)