NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA QUÁ TRÌNH LÀM GIÀU VÀ NẤU LUYỆN THIẾC

  • Đỗ Phương Thảo
Từ khóa: Xúc tác quang hóa; Làm giàu và nấu luyện thiếc; Nước thải; Chất thải hữu cơ khó phân hủy; Kim loại nặng

Tóm tắt

Ảnh hưởng của các loại xúc tác tới hiệu quả xử lý nước thải của quá trình làm giàu và nấu luyện thiếc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Mỏ và Luyện kim Thái Nguyên được trình bày trong nghiên cứu này. Các phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá hiệu quả xử lý gồm có phổ hấp thụ nguyên tử AAS, quang phổ phát xạ nguyên tử AES, máy phân tích tổng lượng cacbon hữu cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của vật liệu xúc tác quang hóa Al/Al2O3/TiO2-Ag với hệ xúc tác (FeSO4 10% + H2O2 30%) hoặc hệ xúc tác (nano Feo+ H2O2 30%) đều cho hiệu quả xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT. Điều kiện xử lý chất thải hữu cơ khó phân hủy với cả hai hệ xúc tác được đề xuất là pH ≤ 2 và thời gian 8 giờ. Trong khi điều kiện xử lý hóa chất dư và kim loại nặng được đề xuất là  pH = 9 và thời gian 120 phút với hệ (FeSO4 10% + H2O2 30%) và 60 phút với hệ (nano Feo+ H2O2 30%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)