KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY MUỒNG TRÂU VÀ MAI DƯƠNG TẠI KIÊN GIANG

  • Huỳnh Kim Yến, Trần Thanh Mến, Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Thành Tâm, Huỳnh Thị Cẩm Lan, Phạm Thị Khánh Linh, Trương Thị Tú Trân
Từ khóa: ABTS; DPPH; Kháng oxy hóa; Mai dương; Muồng trâu

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn gây bệnh trên thủy sản của hai loài thực vật thu tại tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp DPPH, ABTS+, RP và TAA in vitro. Kết quả cho thấy, cao chiết ethanol từ lá của cây Mai dương thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa với giá trị IC50 lần lượt là 67,12 µg/mL; 39,22µg/mL; 32,16 µg/mL và 71,86 µg/mL. Tương tự, cao chiết Muồng trâu có giá trị IC50 tương ứng 357,19 µg/mL; 40,39 µg/mL; 331,03 µg/mL và 119,59 µg/mL. Hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid của cao chiết cây Muồng trâu được xác định lần lượt là 203,57 mg GAE/g; 46,31 mg QE/g. Tương tự, cao chiết Mai dương có hàm lượng tương ứng là 306,08 mg GAE/g; 38,71 mg QE/g. Hoạt tính kháng khuẩn được khảo sát bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch với 4 dòng vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản. Kết quả cho thấy cao chiết Mai dương thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với 4 chủng vi khuẩnAeromonas dhakensis, Aeromonas hydrophila Edwardsiella ictaluri,  Streptococcus agalactiae. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, Mai dương là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa và kháng khuẩn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)