VI NHÂN GIỐNG LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA L.) THÔNG QUA GIAI ĐOẠN PROTOCORM

  • Đặng Thị Thanh Mai, Vũ Thị Lan
Từ khóa: Mô sẹo phôi hóa; Protocorm; Rhynchostylis gigantea L.; Tái sinh chồi; Tế bào phôi

Tóm tắt

Lan Đai châu là loài lan bản địa quý của Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống thích hợp và sự khai thác quá mức của con người. Quy trình vi nhân thông qua phát sinh protocorm từ mô sẹo đã được xây dựng thành công để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài lan này. Môi trường nuôi cấy bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng BAP, NAA và dịch chiết khoai tây, chuối tiêu đến sự tạo protocorm, nhân sinh khối và tái sinh chồi đã được khảo sát. Môi trường MS bổ sung BAP 2,0 mg/l phù hợp cho tạo protocorm từ mô sẹo, tỉ lệ đạt 100%. Môi trường nhân protocorm phù hợp nhất là môi trường VW bổ sung BAP 1,0 mg/l, NAA 0,5 mg/l, nước dừa 100 ml/l, khoai tây 40 g/l, chuối tiêu 30 g/l cho sinh khối protocorm tăng 4,66 lần so với ban đầu. Môi trường VW bổ sung nước dừa 100 ml/l, khoai tây 40 g/l, chuối tiêu 30 g/l cho hiệu quả nhân sinh khối PLBs tăng 17,9 lần so với ban đầu và tái sinh chồi tốt nhất. Môi trường VW bổ sung NAA 1,0 mg/l, chuối tiêu 50 g/l phù hợp nhất cho ra rễ của chồi với số rễ đạt 4,0 rễ/chồi, chiều dài rễ đạt 2,33 cm. Quy trình vi nhân giống này có thể ứng dụng để sản xuất cây giống Đai châu với quy mô lớn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)