THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÙNG CỬA SÔNG - VEN BIỂN THUỘC HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

  • Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Văn Tú
Từ khóa: Ven biển; Cửa sông; Đa dạng sinh học; Mekong; Khu hệ cá

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2017 - 12/2020 ở vùng ven biển thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với 8 đợt khảo sát thực địa (4 đợt mùa mưa, 4 đợt mùa khô). Mẫu vật được thu thập trực tiếp bằng các ngư cụ như lưới (các loại), cào, xiệp, te,… Kết quả phân tích 383 mẫu vật chúng tôi ghi nhận được 98 loài thuộc 49 họ của 15 bộ cá khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Trong số 98 loài cá ghi nhận, đa dạng nhất là bộ cá vược (Perciformes) với 59 loài (chiếm 60,20% tổng số loài ghi nhận), tiếp đến là bộ cá nheo (Siluriformes) có 9 loài (chiếm 9,18%), bộ cá trích (Clupeiformes) có 8 loài (chiếm 8,16%), bộ cá bơn (Pleuronectiformes) có 5 loài (chiếm 5,10%), các bộ còn lại có từ 1-3 loài (chiếm từ 1,02 – 3,06%). Kết quả phân tích cũng cho thấy, trong 98 loài cá ghi nhận ở khu vực nghiên cứu có 24 loài được xem là những đối tượng có giá trị kinh tế, 56 loài là những đối tượng di cư và có liên quan đến di cư, đa số các loài cá di cư đều có nguồn gốc biển. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận 4 loài cá quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) bị đe doạ ở mức VU (chiếm 4,08% tổng số loài ghi nhận). Các loài cá này là Megalops cyprinoides, Anodontostoma chacunda, Datnioides polota và Toxotes charareus. Các loài cá này cần được bảo vệ để bảo tồn tính đa dạng sinh học cho Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)